(Tổ Quốc) - Cựu Trợ lý ngôn ngữ của HLV Park Hang-seo- ông Lê Huy Khoa ngày 23/1 đã có những chia sẻ về ý nghĩa của trận đấu với Nhật Bản của Đội tuyển Việt Nam: Vượt ngưỡng hay chưa thể vượt ngưỡng.
- 23.01.2019 Thủ tướng nhắn nhủ điều gì với HLV Park Hang-seo trước trận đấu với đội tuyển Nhật Bản?
- 21.01.2019 Thứ trưởng Lê Khánh Hải trả lời trên FIFA: Ông Park là một trong những HLV ngoại thành công nhất của đội tuyển Việt Nam!
- 21.01.2019 FIFA: Sự trở lại đầy sức sống của Park Hang-seo!
- 20.01.2019 HLV Park Hang-seo: "Nếu Việt Nam ghi bàn thắng trước Jordan, thế trận sẽ khác"
- 17.01.2019 HLV Park Hang-seo hết lời khen ngợi siêu phẩm của Quang Hải
Theo ông Lê Huy Khoa, dưới thời HLV Park Hang-seo, đạt được Á quân U 23, vô địch AFF, hạng tư Asiad, thành tích rất quan trọng nhưng điều quan trọng nhất chính là ông đã đưa "đoàn quân áo đỏ" đến một ngưỡng mới về lối chơi và tâm lý, tiến bộ hằng ngày, hiệu quả, thực dụng và không biết run sợ.

"Đoàn quân áo đỏ" đã chơi bóng không biết run sợ. Ảnh: Zing.vn
"Đội tuyển Việt Nam tuy thua Iran, Iraq nhưng lối chơi không thua bạc nhược như trước đây, cộng thêm hai trận với Yemen và Jordan ngày 20/1 thì đã chứng minh rằng "thép đã tôi gần xong" rồi đấy. Có quá khen không nhưng xem đội bóng chúng ta đá mấy hôm nay, tôi không nghĩ đó là đội Việt Nam"- ông Lê Huy Khoa chia sẻ.
HLV Nhật Bản hiện nay, ông Moriyasu đã từntog thua ông Park ở giải Asiad cách đây 5 tháng.
Ông Lê Huy Khoa nhớ lại, "hồi ấy đội tuyển Nhật Bản ở chung khách sạn với tuyển Việt Nam, khách sạn thì nhỏ, tắm ở bể bơi trong nhà hay đi tập thể lực đều phải nhìn trước nhìn sau, phòng ăn của họ ngay cạnh mình. Lúc đá vòng bảng, hai bên cũng không gườm gườm nhau nhiều đâu, có điều sau trận thua 0- 1 thì Nhật có vẻ cay cú vì họ nghĩ Việt Nam ở… đẳng cấp dưới kia".
Ông Park chẳng lạ gì người Nhật, chẳng lạ gì kiểu chơi của Nhật, triết lý bóng đá Nhật và chắc là họ cũng hiểu ông ấy.
Đội tuyển Nhật Bản, theo góc nhìn của ông Lê Huy Khoa là khác với các đội bóng từ Tây Á. Nhật Bản là bóng đá "máy tính" khoa học kể cả thua trước họ cũng không giờ hoảng sợ hay lúng túng, họ cũng như một bầy sói, họ sẽ tìm cách đập nhả gây rối loạn rồi mới kết liễu con mồi.
"Hy vọng bầy sói nhà chúng ta sẽ đủ thông minh và bền bỉ để hạ gục đối thủ theo cách riêng của chúng ta"- ông Lê Huy Khoa tin tưởng.
Ông Lê Huy Khoa cũng chia sẻ thêm, ông Park Hang-seo bây giờ thành HLV người Hàn Quốc duy nhất tham chiến Asian và người dân Hàn Quốc thì khỏi bàn, với họ thì trận Việt Nam - Nhật Bản cũng không khác trận Hàn - Nhật là mấy.
Nói về "ngưỡng" trong thể thao, ông Lê Huy Khoa cho biết, trận thua Hàn Quốc ở bán kết, UAE ở trận tranh 3-4 tại Asiad, xưa hơn là thua Uzerbekistan ở trận chung kết U 23, ông Park đã từng thốt lên: có lẽ đây là ngưỡng của chúng ta chăng? Trong bóng đá hay thể thao, bất kể sự tiến bộ nào đều có tầng bậc, quy trình và có ngưỡng của nó.
Hai ngưỡng điển hình đi cùng nhau đó là ngưỡng niềm tin và ngưỡng năng lực chuyên môn, ngưỡng đó chính là… giới hạn. Giới hạn về thể lực, kinh nghiệm, chiến thuật, con người, tâm lý và v..v… Ở sân chơi châu lục, đây là lần 3 để đội tuyển Việt Nam khẳng định đẳng cấp, gánh nặng phải chứng minh năng lực đang dồn hết lên vai tuyển chúng ta.
Và trận đấu ngày 24/1 tới, nếu thắng, nó chứng tỏ chúng ta đã bắt đầu bước sang một ngưỡng mới thực sự, còn nếu thua, nó cho chúng ta biết rằng chúng ta còn phải làm nhiều việc để vượt ngưỡng trước mắt.
Cũng theo vị cựu trợ lý ngôn ngữ, một năm vinh quang ngắn hạn không thể đưa con người ta lên thiên đường, khoảng cách các đội mạnh yếu trong thể thao đã rút ngắn rất nhiều và bóng đá Việt Nam nếu chỉ so sánh về hạ tầng tài nguyên con người và cơ sở vật chất, tiền bạc đầu tư sẽ còn dài lâu chúng ta mới thành đội mạnh ở thực sự ở Châu Á được.
"Nhưng chắc chắn là so với mức đầu tư hiện nay của xã hội vào nền bóng đá, thì bóng đá Việt Nam là một khoản đầu tư cực lời của chúng ta"- ông Lê Huy Khoa nhận định.