Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và sắp hoàn thành trong năm 2020, tạo dấu ấn làm thay đổi diện mạo Thủ đô thêm khang trang hiện đại.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020

(Tổ Quốc) - Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và sắp hoàn thành trong năm 2020, tạo dấu ấn làm thay đổi diện mạo Thủ đô thêm khang trang hiện đại. 

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 1.

Hàng loạt công trình giao thông ở Thành phố Hà Nội được hoàn thành trong năm 2020 đã tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô.

Sáng 11/10/2020, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể và các đại biểu cắt băng khánh thành dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 3.

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc tuyến đường vành đai 3 cũng được khánh thành trong tháng 10/2020.

Cầu có điểm đầu tại ngã tư Mai Dịch - Xuân Thuỷ - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng; điểm cuối tại phía Nam cầu Thăng Long. Công trình có tổng chiều dài 5,367km, trong đó cầu cạn dài 4,831km. Thiết kế 4 làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75 m; 2 làn dừng khẩn cấp, 2 dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 100 km/h.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 5.

Đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã tư Sở-Ngã tư Vọng đã được thông xe, đưa vào sử dụng.

Theo thiết kế, ô tô sẽ được lưu thông với vận tốc tới 80 km/h trên đoạn tuyến đầu tiên của đường vành đai 2 trên cao. 

Đây là dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) do Tập đoàn Vingroup làm nhà đầu tư. Dự án sẽ xây mới hoàn toàn tuyến đường bộ trên cao bằng cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, có chiều dài 5,1km, rộng 19m. Còn phần đường vành đai 2 hiện tại từ Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng dài 3,1km sẽ được mở rộng với mặt cắt 53,5-63,5m, quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn xe dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng 4-6m mỗi bên...

Riêng đoạn từ ngã tư Vọng tới cầu Vĩnh Tuy vẫn chưa thể đưa vào khai thác bởi vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 9.

Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt và hoàn thiện tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài.

Sau hơn 10 tháng triển khai thi công, công trình đã hoàn thành đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng với 10 làn xe. Trong đó, 4 làn xe cơ giới trên cầu và 6 làn xe cơ giới và hỗn hợp dưới đường. Dự án giải quyết ùn tắc giao thông tại nút giao giữa đường Nguyễn Văn Huyên và đường Hoàng Quốc Việt hiện nay và trong tương lai khi thông tuyến đường vành đai 2,5.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 12.

Hai cầu cạn vượt thấp qua hồ Linh Đàm là một trong những công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng cho giao thông của Thủ đô.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 13.

Lãnh đạo Tp Hà Nội và đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển công trình.

 

Hai cầu cạn thấp nằm 2 bên đường vành đai 3, mỗi cầu có chiều dài gần 542 m, bề rộng 13 m đường nối Nghiêm Xuân Yêm và Hoàng Liệt, trên hai cầu cạn đều có hành lang đi bộ rộng 1,7 m. Công trình góp phần làm giảm ùn tắc giao thông của tuyến đường vành đai trọng điểm khu vực phía Nam thành phố.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 15.

Dự án đầu tư xây dựng nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 1,5 km kết nối với đường Cổ Linh cũng là một công trình mang lại diện mạo mới cho giao thông Thủ đô năm 2020.

Nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Phạm vi nút giao theo hướng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu từ Km0 - 420 (kết nối với đường Cổ Linh) và điểm cuối tại Km1 + 065,74 (kết nối với đoạn tuyến cao tốc đã thi công giai đoạn 1).Đoạn kết nối đường Long Biên - Thạch Bàn với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chiều rộng nút 33m và phạm vi nút theo hướng đường vành đai 3, từ Km10 + 040 đến Km10 + 660 với chiều dài 620m, chiều rộng 26,5m.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 17.

Cầu Thăng Long đang được khẩn trương hoàn thành đại tu cải tạo mặt cầu.

 

Cầu Thăng Long kết nối với cầu cạn Mai Dịch là trục giao thông quan trọng kết nối với sân bay Quốc tế Nội Bài. Cầu được xây dựng từ năm 1974 và thông xe đưa vào sử dụng từ tháng 5/1985. Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác, mặt cầu đã bị hư hỏng. Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ hoàn thành cuối tháng 12/2020 sớm hơn kế hoạch dự kiến.

Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 19.

Việc hoàn thành việc sửa chữa, cầu Thăng Long sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối trung tâm thành phố đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.


Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 20.

Sau nhiều lần trễ hẹn, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã chính thức vận hành thử nghiệm toàn hệ thống từ ngày 12.12. Dự án sẽ vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày (từ ngày 12 đến 31.12) để đánh giá an toàn, phục vụ nghiệm thu trước khi đưa vào khai thác thương mại.

 

Tàu bắt đầu vận hành từ 5h sáng đến 23h đêm, theo đúng lịch trình khai thác thương mại. Trong đó, giờ cao điểm tàu chạy từ 5 - 6 phút/lượt; giờ bình thường từ 9 đến 10 phút/lượt. Tàu được chạy theo 2 hướng từ đầu tuyến Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đến cuối tuyến là ga Cát Linh (quận Đống Đa) và ngược lại. Song song với việc vận hành thử, các nhà ga cũng được BQL dự án trùng tu lại để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Điển hình như nhà Thái Hà, các đơn vị chức năng đang khẩn trương sơn sửa lại phần thang máy tại những vị trí hành khách lên xuống. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trước đó đã cam kết với Chính phủ, Thủ tướng sẽ đưa vào vận hành, khai thác thương mại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước Đại hội Đảng toàn quốc năm 2021 (quý I/2021).


Dấu ấn những công trình giao thông tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội năm 2020 - Ảnh 22.

 Nam Nguyễn