Đây là sai lầm phổ biến khi đeo khẩu trang phòng COVID-19 mà người Việt cần bỏ ngay kẻo "mở đường" cho virus xâm nhập

(Tổ Quốc) - Việc đeo khẩu sai cách có thể khiến cơ thể bị nhiễm các bệnh liên quan đến hô hấp, ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền bệnh.

Trong mùa dịch COVID-19, có thể thấy khẩu trang chính là một tấm chắn quan trọng để ngăn ngừa các giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí và lan sang người khác khi người đeo ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc cao giọng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa tuân thủ đúng việc đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc có sử dụng khẩu trang nhưng chưa đúng cách.

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc đeo khẩu sai cách không những không thể đem lại hiệu quả phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp (trong đó có COVID-19) mà còn khiến cơ thể bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền bệnh.

khau-trang-y-te-co-giup-chong-virus-corona.jpg

Một trong những sai lầm mà người Việt thường mắc đó là đeo khẩu trang không che kín mũi, điều này khiến tác dụng của khẩu trang gần như không còn vì mũi hoàn toàn có thể hít phải những hạt bụi, nước bọt nhỏ li ti từ người khác phóng ra.

Ngoài ra, còn một sai lầm phổ biến khác mà rất nhiều người đang mắc phải đó là kéo khẩu trang xuống cằm.

Kéo khẩu trang xuống cằm, coi chừng tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra khuyến cáo: Trong quá trình đeo khẩu trang, nếu người dùng muốn ăn, uống hoặc làm bất cứ hoạt động gì mà phải tháo khẩu trang, hãy tháo bỏ khẩu trang hoàn toàn ra khỏi mặt chứ không nên kéo khẩu trang xuống cằm.

pic-beauty042-167-20160229111911.jpg

Không nên kéo khẩu trang xuống cằm.

Bởi khu vực cổ dưới yết hầu có thể là vùng phơi nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh, nếu kéo khẩu trang xuống đó, phần bên trong khẩu trang sẽ bị nhiễm khuẩn. Do đó, khi kéo ngược khẩu trang lên, mũi và miệng sẽ bị lây nhiễm bởi vi khuẩn và virus, hoàn toàn có nguy cơ nhiễm bệnh.

photo-1-1597067419616784604226.jpg

Cách đeo khẩu trang đúng do Bộ Y tế khuyến cáo

Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo. Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.

WLD-p10-Some-US-01.jpg

Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.

Để phòng dịch COVID-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, chúng ta còn cần sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như:

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, trước khi ăn...

- Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi.

- Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc.

- Với trẻ em, phải đưa trẻ đi tiêm chủng các loại vắc-xin đúng lịch để tăng cường miễn dịch phòng bệnh.

Trường hợp nào thì không nên đeo khẩu trang?

Những đối tượng không nên đeo khẩu trang là: Trẻ em dưới 2 tuổi; Bất cứ ai bị khó thở; Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

Mọi người cũng không nên đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động có thể khiến khẩu trang bị ướt, như khi bơi ở bãi biển hoặc bể bơi. Khẩu trang ướt gây khó thở. Đối với các hoạt động như bơi lội, điều đặc biệt quan trọng là duy trì khoảng cách với người khác khi ở dưới nước.

Những người đang tham gia hoạt động cường độ cao như chạy có thể không cần đeo khẩu trang, nếu điều đó làm họ cảm thấy khó thở.

Nếu không thể đeo khẩu trang, mọi người cần tiến hành hoạt động đó ở một địa điểm có hệ thống thông gió và trao đổi không khí tốt hơn và ở những nơi có thể duy trì khoảng cách với người khác.

img-1580482689859-1580507996221-093251-010220-25.jpg

Đâu Đậu

Tin mới