Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Nếu môi trường tự nhiên là sinh quyển thứ nhất, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại mang tính sinh học của con người thì môi trường văn hóa có ý nghĩa như thiên nhiên thứ hai, là "vườn ươm" tạo nên và hoàn thiện nhân cách của con người xã hội. Do đó, xây dựng môi trường văn hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược, tạo động lực nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đây cũng là một trong hai chủ đề công tác được ngành VHTTDL xác định là trọng tâm trong năm 2022.

Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở: "Vườn ươm" nhân cách văn hóa con người


(Tổ Quốc) - Nếu môi trường tự nhiên là sinh quyển thứ nhất, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại mang tính sinh học của con người thì môi trường văn hóa có ý nghĩa như thiên nhiên thứ hai, là "vườn ươm" tạo nên và hoàn thiện nhân cách của con người xã hội. Do đó, xây dựng môi trường văn hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược, tạo động lực nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đây cũng là một trong hai chủ đề công tác được ngành VHTTDL xác định là trọng tâm trong năm 2022.


Chuỗi hoạt động hướng về cơ sở

Sáu tháng đầu năm 2022, đặc biệt là Quý 2, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch trở lại trạng thái bình thường mới đã tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân. Nhiều hoạt động của Ngành Văn hóa được tổ chức, đời sống văn hóa tinh thần người dân được quan tâm, tạo thế và lực để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở - Ảnh 1.

Lễ phát động triển khai chủ đề công tác năm 2022 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch về "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ" tại Khu Di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An khẳng định thông điệp, tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Ngành (ảnh Nam Nguyễn)

Theo Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cho biết, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19", Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chủ đề công tác năm 2022 của Ngành: "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ", Cục Văn hóa cơ sở đã hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch công tác được giao, các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và các nhiệm vụ đột xuất khác.

Lễ phát động triển khai chủ đề công tác năm 2022 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch về "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ" tại Khu Di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An khẳng định thông điệp, tinh thần đoàn kết quyết tâm cao của toàn Ngành trong việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc.

Ngay sau đó, nhiều hoạt động đã được tổ chức trên khắp mọi miền Tổ quốc, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, tạo thế và lực để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở - Ảnh 2.

Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX thu hút đông đảo người dân tham gia


Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX

Các hoạt động văn hóa cơ sở được tổ chức như: Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên lần thứ III năm 2022 tại tỉnh Kon Tum với sự tham gia của 19 Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh trong cả nước. Liên hoan là dịp giới thiệu giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực của cộng đồng các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và đại diện một số dân tộc trên toàn quốc.

Từ ngày 6 đến 11/4/2022, TP Cần Thơ đón gần 1 triệu lượt người đến tham gia các hoạt động tại Lễ hội bánh dân gian và Liên hoan đờn ca tài tử; 71.500 lượt người tham quan, dâng hương Đền Hùng.

Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử; Không gian Đờn ca tài tử trong khuôn khổ Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III tại thành phố Cần Thơ với sự tham gia của 21 địa phương có hoạt động đờn ca tài tử thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Hội thi nhằm tôn vinh, quảng bá và góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hội thi Bánh dân gian trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ IX tại thành phố Cần Thơ. Hội thi đã góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực đặc biệt của các loại Bánh truyền thống; tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được thưởng thức, tham gia các hoạt động làm bánh, có cơ hội tìm hiểu về văn hóa ẩm thực; đồng thời là cơ hội cho các tổ chức, hiệp hội, làng nghề, nghệ nhân làm Bánh dân gian có cơ hội quảng cáo sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng thị trường.

Lễ hội bánh dân gian Nam bộ được tổ chức tại Cần Thơ năm 2022 là dịp để các tổ chức, hiệp hội, làng nghề, nghệ nhân làm bánh dân gian có cơ hội giới thiệu sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng thị trường; từng bước xây dựng thương hiệu bánh dân gian, trở thành thương hiệu quốc gia để quảng bá đến nhiều nước trên thế giới. Qua đó, nâng cao giá trị gia tăng của các loại bánh dân gian truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.

Ông Trương Công Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cần Thơ

Hội thi Múa không chuyên toàn quốc năm 2022 tại tỉnh An Giang với sự tham gia của 27 đoàn nghệ thuật quần chúng trong cả nước. Hội thi đã góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy nghệ thuật Múa dân gian đặc sắc tiêu biểu của các dân tộc, vùng miền. Đồng thời là cơ hội để các nghệ sĩ, biên đạo múa được học hỏi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ năng lực sáng tạo, dàn dựng và biểu diễn của các hạt nhân cơ sở; định hướng sự phát triển nghệ thuật Múa Việt Nam đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân;

Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu và tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022) được tổ chức với mục đích giáo dục truyền thống cách mạng, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ đi trước đã hy sinh, cống hiến cho đất nước. Qua đó, nâng cao tinh thần yêu nước, khơi dậy đạo lý tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn".

Đánh giá về thành công của Cuộc thi, NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi nhận định: "Thành công lớn nhất của cuộc thi đó là sự quan tâm, trân trọng của các tác giả đối với các Gia đình Liệt sỹ và những người lính Cụ Hồ đã anh dũng chiến đấu hy sinh mang lại sự bình yên cho Tổ quốc".

Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu và tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022)

Nhiều địa phương cũng tích cực phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức các hoạt động như: Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền về "Văn hóa ứng xử, đạo đức lối sống, con người Việt Nam"; thực hiện Nếp sống văn minh, đời sống văn hóa lành mạnh tại tỉnh Hà Nam và Tuyên truyền về các giá trị văn hóa, con người Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển bền vững đất nước tại tỉnh Hải Dương…

Góp phần xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam

Khẳng định kết quả tích cực trong thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của ngành VHTTDL, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cho biết, sau lễ phát động tại Nghệ An, các tỉnh, thành phố đã khẩn trương ban hành Kế hoạch, văn bản tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện chủ đề công tác năm đến các cơ quan chuyên môn; chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức phổ biến, triển khai chủ đề công tác đến cán bộ, công chức toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Cùng với đó, nhiều tỉnh, thành phố đồng loạt khởi động tổ chức các chương trình nghệ thuật, sự kiện văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người dân, tạo thế và lực để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở - Ảnh 7.

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở góp phần quan trọng vào việc xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam (ảnh: Chinhphu.vn)

Trong bối cảnh tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi các giá trị xã hội, định hướng chuẩn mực đạo đức trong mỗi con người, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở góp phần quan trọng vào việc xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam.

Nhiều tỉnh, thành phố đồng loạt khởi động tổ chức các chương trình nghệ thuật, sự kiện văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người dân, tạo thế và lực để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bà Ninh Thị Thu Hương- Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở

Theo Cục Văn hóa cơ sở, công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam vẫn còn một số vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để khắc phục hạn chế này, cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống; kết hợp tốt hơn nữa giữa giáo dục đạo đức và pháp luật...

Bên cạnh đó, cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xây dựng văn hóa cơ sở như: Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ văn hóa; phối hợp với các ngành chức năng, các lực lượng kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm văn hóa du nhập từ bên ngoài vào dưới mọi hình thức.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động văn hóa cho cán bộ ở cơ sở để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.

Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở - Ảnh 9.

Nhiều hoạt động của Ngành Văn hóa được tổ chức, đời sống văn hóa tinh thần người dân được quan tâm, tạo thế và lực để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đặc biệt, phát huy vai trò của người làm công tác văn hóa cơ sở trong việc tham gia tổ chức, quản lý xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho nhân dân, khắc phục sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa ở cơ sở; Quản lý và sử dụng có hiệu quả sự đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa, tăng cường xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Xây dựng văn hóa cơ sở là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bởi vậy, cần sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, tập hợp và phát huy sức mạnh của mỗi người dân, của từng gia đình, của mỗi cộng đồng dân cư và toàn xã hội./.