Chia sẻ
(Tổ Quốc) – Năm 2018, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Chính phủ và Thủ tướng, du lịch Việt Nam có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao. Ngay từ đầu năm, toàn ngành tập trung triển khai Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chỉ đạo của Thủ tướng giao chỉ tiêu thu hút khách du lịch quốc tế năm 2018.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn  - Ảnh 1.

Sự kiện đón du khách thứ 15 triệu tại Quảng Ninh - Ảnh Nam Nguyễn

Kết thúc năm 2018, ngành Du lịch đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng được giao với những dấu ấn nổi bật như: thu hút được 15 triệu khách du lịch quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 620.000 tỷ đồng. Năm 2018, ngành Du lịch Việt Nam đã được quốc tế vinh danh, trao tặng nhiều giải thưởng mang tính toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới (Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO bình chọn)…Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nêu trên, tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, dư địa phát triển du lịch của đất nước, định hướng phát triển ngành Du lịch của Đảng, Nhà nước cũng như kỳ vọng của nhân dân.

Giải pháp nào để khắc phục những tồn tại, trong quản lý nhà nước để phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xung quanh vấn đề này, báo điện tử Tổ Quốc đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Năm 2018, ngành Du lịch đã thu hút được 15 triệu khách du lịch quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 620.000 tỷ đồng.

TCDL

PV: Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng lộ trình, thời gian tới ngành Du lịch sẽ cần phải làm gì thưa ông?

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh: Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng như lộ trình và định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước, ngành Du lịch sẽ cần nỗ lực để vượt qua thách thức, khắc phục các tồn tại, hạn chế trước mắt ảnh hướng đến mục tiêu tăng trưởng cũng như các yếu tố lâu dài tác động đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó, một số điểm nghẽn còn hạn chế tới kết quả phát triển du lịch như chính sách thị thực, kết cấu hạ tầng, hợp tác liên kết, phát triển sản phẩm gắn với thị trường, quảng bá xúc tiến, đào tạo nhân lực… cần được quan tâm tháo gỡ.

Về công tác quản lý, cần chú trọng 2 nội dung là công tác quản lý điểm đến và quản lý dịch vụ, trong đó việc quản lý lữ hành, xử lý tour giá rẻ là các vấn đề thời sự hiện đang đặt ra hiện nay cho ngành Du lịch.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn  - Ảnh 3.

PV: Trước những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch thời gian qua, vậy ngành Du lịch đã có các biện pháp cụ thể nào để khắc phục vấn đề này thưa ông?

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh: Trước những vấn đề hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch thời gian qua, thời gian tới ngành Du lịch sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đến các tầng lớp xã hội, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp để có nhận thức đúng về vai trò động lực, tác động tích cực của du lịch đến kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó có kế hoạch, giải pháp tổ chức quản lý phù hợp.

Hai là, tích cực chủ động đẩy mạnh công tác kiểm tra, tăng cường phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan xử lý nghiêm minh các vi phạm; đề cao vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác quản lý nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế trong phát triển du lịch.

Ba là, tăng cường thông tin, công khai minh bạch giá cả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch tương ứng; thông báo rộng rãi kết quả kiểm tra, danh sách các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định để cộng đồng cùng tham gia giám sát với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương các cấp.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các ngành Công thương, Tài chính, Ngân hàng, Công an… và các địa phương, đặc biệt là các địa bàn du lịch trọng điểm để kiên quyết xử lý tình trạng kinh doanh không phép, núp bóng, mang tính chất lừa đảo, vi phạm các quy định pháp luật về thanh toán, sử dụng ngoại hối...; huy động sự tham gia của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị trong việc vận động và giám sát các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch.

Năm là, chủ động rà soát, sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật phù hợp với nhu cầu thực tiễn cần quản lý trong phát triển du lịch, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng.

van-dong-binh-chon-ha-noi-la-diem-den-thanh-pho-hang-dau-the-gioi-2018-081217
van-dong-binh-chon-ha-noi-la-diem-den-thanh-pho-hang-dau-the-gioi-2018-081217
cổng-ngọ-môn-huế-1
cổng-ngọ-môn-huế-1
sapa-1537607243
sapa-1537607243
du-lich-mien-tay-nam-bo-1522637289
du-lich-mien-tay-nam-bo-1522637289

PV: Đó là những giải pháp trước mắt để xử lý dứt điểm những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Vậy còn các giải pháp lâu dài, làm sao để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thưa ông?

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh: Về các giải pháp lâu dài, ngành du lịch cũng xác định có 5 nhóm nội dung như:

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách và thể chế phù hợp để huy động sức mạnh của toàn xã hội, phối hợp công tư trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt tính mùa vụ, quá tải, giảm sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc vào một thị trường cụ thể.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nói về các giải pháp lâu dài trong công tác quản lý, phát triển du lịch Việt Nam

Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng liên kết kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm và tổ chức quản lý phù hợp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ mang tính liên ngành, liên vùng, hiệu quả nhưng không cản trở phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch tới nhiều thị trường nhằm thu hút khách, đồng thời minh bạch các thông tin về quảng cáo, kết quả bình chọn, đánh giá uy tín kinh doanh của các đơn vị, lữ hành…

Tiếp tục thực hiện chính sách thị thực, cởi mở để tạo điều kiện thu hút khách từ nhiều thị trường đến Việt Nam, tăng cường kết nối hàng không, tranh thủ các điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam trong chuỗi giá trị du lịch toàn cầu.

Đẩy mạnh và đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả mặt quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập và phát triển.

Nhân dịp năm mới 2019, Tổng cục Du lịch xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng và các đồng chí lãnh đạo Bộ, cảm ơn sự quan tâm hợp tác của các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương đối với phát triển du lịch thời gian qua và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ, hợp tác sâu sắc hơn trong thời gian tới để du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn  - Ảnh 6.

Cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn !

Thực hiện: Vi Phong - Ảnh Minh Khánh - Mỹ Dạ