Được hỏi: "Nếu là Thúy Kiều em có lựa chọn nào khác", nữ sinh ở Hà Nội chia sẻ thẳng thắn khiến giáo viên ngỡ ngàng, cho ngay điểm 9

(Tổ Quốc) - Nhân vật Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được nữ sinh này "vẽ" cho một cái kết khác, vô cùng chủ động và phù hợp thời đại.

Nhắc tới truyện Kiều, hẳn ai đã từng là học sinh cũng có thể kể ra vanh vách đoạn trường đầy nước mắt của người con gái phải bán mình chuộc cha, chấp nhận hy sinh đoạn tình duyên mới chớm. Bên tình bên hiếu dùng dằng, Nguyễn Du đã đưa Kiều vào một mâu thuẫn, một sự gay cấn giằng xé trong suy nghĩ: Sao cho cốt nhục vẹn tuyền. Đặt lên bàn cân để suy nghĩ, để đắn đo, rồi Kiều tự quyết định: Với tình yêu, tuy lời thề chỉ mất đi kho biển cạn, núi mòn (thệ hải minh sơn), nhưng chuyện làm con mới là lớn: Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

Mới đây, một câu hỏi văn học đặt học trò vào tình huống "Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến)" thì "Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?", một em học sinh lớp 10 khiến nhiều người không khỏi khen ngợi cho cách suy nghĩ mang tính chủ động, sáng tạo của mình.

Được hỏi:

Em học sinh đưa ra chính kiến riêng của mình: "Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục, không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh".

Bài văn được thầy giáo đánh giá cao, và cho điểm 9. Thầy giáo chia sẻ: "Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân". 

Trên thực tế, mỗi thời đại, giai đoạn sẽ có những cách xử lý, suy nghĩ khác nhau. Việc bán thân mình để lấy tiền quả thực là một sự đánh đổi quá lớn. Thúy Kiều đã đặt chữ hiếu lên trên hết, trên cả bản thân mình nên đã đưa ra... Nhưng xét toàn bộ nội dung vụ việc trên thấy rằng việc bán mình chuộc cha của Thúy Kiều là một hành động không còn lối thoát. Tuy nhiên, có không ít lời khen ngợi dành cho cô nữ sinh thẳng thắn này.

Cũng với câu hỏi này, nhiều học sinh đã nêu ý tưởng bá đạo khiến dân tình ngã ngửa:

Được hỏi:

Nếu là Kiều em sẽ không bán thân và sẽ lấy sắc đẹp để đi thi tuyển vợ của các đại gia để có tiền chuộc cha.

Được hỏi:

Nếu là Kiều em sẽ cùng Kim Trọng góp vốn làm ăn chung để kiếm tiền chuộc cha.

Trước đó, với đề bài mở “Nếu em là người dân làng Vũ Đại”, Trần Thế Hoàng Phước (học sinh lớp 11 Hóa 2, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu) đã sáng tác bài thơ lục bát dài 70 câu kể lại câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo và mối tình với Thị Nở (hai nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao).

Được hỏi:

Với cách làm độc đáo, chủ nhân của bài kiểm tra này đã nhận được điểm 9 của giáo viên kèm theo lời phê cũng được phóng tác thành thơ: “Thơ em viết thật là hay/Khiến cô cũng thấy vui lây thế nào/Thấm tình Thị Nở, Chí Phèo/Càng thương tình cảnh đói nghèo, lầm than/Dù đôi ý có lan man/Lại thêm chưa sát với đề cô cho/Nhưng công sáng tạo ra trò/Con trai - chuyên Hóa giờ còn mấy ai?/Độc đáo, lại cũng có tài/ Cô liền họa bút chẳng sai: chín tròn".


Hiểu Đan

Tin mới