Giải pháp nào cho các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu Zero Carbon vào năm 2050?

(Tổ Quốc) - Công ty TNHH ABeam Consulting phối hợp với Viện Nghiên cứu Nhật Bản công bố Bản đề xuất về việc Hiện thực hóa Chuyển đổi Xanh trong Doanh nghiệp.

Sau khi chính sách "Trung hòa Carbon 2050" được công bố vào tháng 10/2020, nhiều doanh nghiệp bắt đầu thực hiện chương trình cải tiến môi trường kinh doanh theo hướng giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhận thấy họ đang hoạt động trong điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, bởi vì việc áp dụng định giá carbon trong tương lai sẽ là một yếu tố khác làm tăng giá năng lượng trong bối cảnh giá của năng lượng tăng trên toàn cầu.

ABeam Consulting cho biết, trung hòa carbon là một mục tiêu chiến lược quan trọng, và để hoàn thành được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần xác định các biện pháp thực hiện cụ thể trong các các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ định hướng và chiến lược của cấp quản lý với việc triển khai của các phòng ban trong doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 309 doanh nghiệp tham gia khảo sát, quản lý cấp cao tại hơn 70% doanh nghiệp đã xác định được cam kết và mục tiêu trung hòa carbon rõ ràng. Trong khi đó, khi nói về lộ trình chiến lược với các kế hoạch hành động cụ thể, chỉ 16% công ty cho biết họ đã xây dựng lộ trình đến năm 2050. Đặc biệt, những công ty có lộ trình cho Scope 3 với chi tiết cho toàn chuỗi cung ứng chỉ chiếm 10%.

Giải pháp nào cho các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu Zero Carbon vào năm 2050? - Ảnh 1.

Tỷ lệ các công ty đã xây lộ trình cho mục tiêu trung hòa carbon đến năm 2050. Nguồn: ABeam Consulting

Mặc dù việc đạt được trung hòa carbon vào năm 2050 được công nhận là một vấn đề chiến lược ở hầu hết các công ty, nhưng khả năng hiển thị lượng phát thải khí nhà kính trong toàn chuỗi cung ứng, cũng như việc xây dựng các chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu vẫn chưa được đưa ra. Điều này cho thấy rõ rằng các công ty cần phải hành động nhanh chóng.

Khảo sát cũng cho thấy, khi các chính sách giảm phát thải khí nhà kính được quan tâm, mặc dù việc cắt giảm Scope 2 (thực hiện thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo) đang được thực hiện, thì các biện pháp cho Scope 1 và Scope 3 liên quan đến nhiều vấn đề đã khiến việc triển khai trở nên khó khăn.

Ngoài ra, khi được hỏi về hệ thống quản lý và báo cáo dữ liệu phát thải khí nhà kính, vốn là nền tảng để xây dựng hệ thống quản lý chuyển đổi xanh (Green Transformation - GX) tích hợp với quản lý doanh nghiệp, 73% doanh nghiệp được hỏi chọn "chỉ tiêu thụ năng lượng" hoặc "tiêu thụ năng lượng cộng với tổng chi phí". Điều này thể hiện năng lực quản lý của các doanh nghiệp đang dừng lại ở việc tuân thủ các quy chuẩn pháp luật thông thường.

ABeam Consulting và Viện Nghiên cứu Nhật Bản đã chỉ ra cho các doanh nghiệp những hoạt động cần thực hiện để hiện thực hóa GX như: xây dựng lộ trình đi đến trung hòa carbon, phối hợp các phương pháp giảm CO2 trong chuỗi cung ứng, xây dựng và quản lý dữ liệu không chỉ để tuân thủ các luật định, và tạo ra doanh thu mới bằng cách tạo ra tính linh hoạt từ phía cầu (demand-side flexibility - DSF).

Để xây dựng được lộ trình nhằm hiện thực hóa GX, các doanh nghiệp cần thể hiện được nhiều biện pháp cắt giảm khí nhà kính, trong đó các biện pháp được xếp thứ tự theo tỷ suất hoàn vốn đầu tư từ cao xuống thấp. Tỷ suất hoàn vốn của một biện pháp cắt giảm khí nhà kính có sự dao động theo giá thu mua năng lượng. Vì vậy, việc liên tục đánh giá tỷ suất hoàn vốn của các biện pháp là điều cần thiết để đáp ứng với những thay đổi của điều kiện thị trường, cũng như để phát triển một lộ trình linh hoạt có thể sửa đổi khi cần thiết.

Trong khi gánh nặng chi phí đang làm tăng thêm vấn đề cho các doanh nghiệp trong quá trình giảm khí thải CO2 xuyên suốt chuỗi cung ứng, thì việc phối hợp giữa những công ty thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung ứng là điều cần thiết. Vì vậy, cách hợp tác được cho là hiệu quả nhất là xây dựng một phương án ban đầu để tính toán lượng phát thải khí nhà kính và một mô hình thể hiện các biện pháp cắt giảm, việc này sẽ giúp tạo ra kế hoạch hướng đến lợi ích cho từng bên tham gia.

Vì việc quản lý và báo cáo dữ liệu phát thải khí nhà kính đang chỉ dừng lại ở mức được cho là tuân thủ luật định, nên có thể thấy rõ rằng hệ thống quản lý dữ liệu hiện tại của công ty sẽ khó khăn trong việc đáp ứng các tác động của những thay đổi thị trường trong tương lai. Bước cần làm đầu tiên để hiện thực hóa GX đó là quản lý thống nhất dữ liệu, trong đó bao gồm dữ liệu về chi phí để có thể dựa trên dự báo biến động giá năng lượng để lựa chọn biện pháp giảm thải khí nhà kính tối ưu.

Trong tương lai, xây dựng mô hình kinh doanh có thể tạo ra nguồn doanh thu mới là việc càng trở nên quan trọng để công ty đạt được quản lý doanh nghiệp hiệu quả đồng thời với GX, cũng như đạt được tăng trưởng bền vững liên tục. Như vậy, điều quan trọng hơn hết là các công ty nhận thấy được trung hòa carbon 2050 không chỉ là một thử thách, mà còn là một cơ hội trong quản lý doanh nghiệp, từ đó tận dụng tối ưu hơn công nghệ kỹ thuật số và tài sản của công ty.

Ông Hideo Yamamoto, Giám đốc, Đơn vị Kinh doanh Hạ tầng Công nghiệp, Công ty TNHH ABeam Consulting, cho biết: "Trong tương lai, các công ty điện năng sẽ cần thiết lập các khuôn khổ quản lý GX cho phép họ hình thành và sửa đổi linh hoạt các chiến lược GX của mình dựa trên tiền đề rằng toàn xã hội đang trong thời kỳ chuyển đổi đến sự trung hòa carbon. Tôi hy vọng rằng Sách trắng này sẽ cung cấp cho cấp quản lý doanh nghiệp cơ hội để phát huy khả năng lãnh đạo bằng việc nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý GX".

Ánh Dương

Tin mới