Gợi ý cách giúp bố mẹ giải bài toán khó mang tên "bé lười ăn rau"

Quang Vũ | 02-07-2022 - 18:45 PM

(Tổ Quốc) - Hầu hết các bậc cha mẹ đều rất vất vả tìm cách thuyết phục trẻ ăn rau để bổ sung các chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Lợi ích không thể bỏ qua của chất xơ trong thực đơn dinh dưỡng

Từ xưa đến nay, bổ sung chất xơ cho con trẻ luôn là điều các phụ huynh quan tâm vì những lợi ích tuyệt vời của dưỡng chất này. Đối với trẻ em, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và ngăn ngừa táo bón.

Bên cạnh đó, chất xơ giúp các bé kiểm soát tình trạng béo phì vì khi trẻ được cung cấp đầy đủ chất xơ sẽ cảm thấy no, giảm hấp thụ đường và chất béo vào cơ thể. Sử dụng chất xơ hợp lý còn giúp kiểm soát các bệnh lý nghiệm trọng như: Tiểu đường, cholesterol cao, các bệnh tim mạch, bệnh đường ruột…

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, nhu cầu tiếp nạp chất xơ của trẻ thay đổi theo độ tuổi để phù hợp với sự phát triển của cơ thể. Các bé từ 6 đến 8 tuổi, cần 25 gam chất xơ mỗi ngày. Riêng trẻ từ 9 đến 14 tuổi, cần 26 gam - 38 gam chất xơ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em Việt Nam chỉ đang bổ sung được khoảng 15g. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các con số đáng "báo động" về dinh dưỡng của trẻ em khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý cách giúp bố mẹ giải bài toán khó mang tên bé lười ăn rau - Ảnh 1.

Việc bổ sung chất xơ thông qua rau củ, trái cây, các loại đậu… không phải là thói quen thường nhật của nhiều người, đặc biệt là các bạn nhỏ. Vì vậy, việc bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể vẫn luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều phụ huynh suốt thời gian qua.

Với các bé từ 6 – 12 tuổi vấn đề này càng nan giải hơn, ở giai đoạn này các bé luôn muốn tự đưa ra quyết định, lựa chọn những điều mình yêu thích, nhất là chuyện ăn uống. Theo khảo sát từ nhiều diễn đàn mẹ bỉm sữa, đây là vấn đề khiến các phụ huynh đau đầu, khó xử khi đối diện với nó.

Làm thế nào để tạo hứng khởi cho trẻ để bổ sung thêm chất xơ?

Để giải quyết bài toán khó của các gia đình, hiện nay thị trường đã có nhiều loại thực phẩm bổ sung chất xơ dưới dạng hạt, bột… Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa thật sự tiện lợi cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Nắm bắt được nhu cầu đó, mới đây, Việt Ngũ Cốc đã cho ra đời sữa ngũ cốc uống liền Vkid - "Vị ngon nguyên xơ - Vì trẻ tốt bụng".

Đây là sản phẩm sữa ngũ cốc dinh dưỡng uống liền tiên phong trên thị trường giữ nguyên chất xơ tự nhiên, giúp bổ sung dưỡng chất này một cách nhanh chóng và tiện lợi cho trẻ.

Gợi ý cách giúp bố mẹ giải bài toán khó mang tên bé lười ăn rau - Ảnh 2.

Để chinh phục các bạn nhỏ, sữa Vkid – ‘Sữa tốt bụng’ được pha trộn bởi nhiều loại ngũ cốc ‘đa tầng hạt’ hòa quyện với nhiều hương vị đậu phộng chuối, yến mạch cacao, … Tạo ra được mùi vị hấp dẫn, thơm ngon, kích thích sự tò mò và hứng thú của các bạn nhỏ khi uống mỗi hộp sữa Vkid.

Phụ huynh có thể sử dụng sữa ngũ cốc dinh dưỡng Vkid để làm bữa ăn nhẹ cho các con, vừa giải quyết bài toán khó trong việc cung cấp đầy đủ tuần hoàn dinh dưỡng vừa tiện lợi để tạo nên một lối sống khỏe mạnh cho các bé.

Ngoài ra, Vkid của Việt Ngũ Cốc còn tuân theo quy tắc 3 không: Không chất tạo màu, không chất bảo quản và không chất tạo ngọt. Vkid – "Sữa tốt bụng" sẽ là gợi ý hay cho bố mẹ, là người bạn đồng hành thân thiết trong quá trình khôn lớn, phát triển của con trẻ.

Không chỉ hướng đến giá trị sức khoẻ, Vkid còn mong muốn xây dựng một môi trường lành mạnh, bổ ích cho thế hệ trẻ thông qua các nền tảng khác nhau. Đặc biệt là bộ phim hoạt hình "Chiến Binh Vkid".

Đồng hành cùng với trẻ em Việt Nam, Vkid sẽ tạo nên không gian giải trí lành mạnh, gửi gắm những thông điệp tích cực đến các bạn nhỏ để phát triển tư duy "tốt bụng" từ đó tạo nên một cộng đồng "Tốt bụng" giúp cuộc sống an vui , tốt đẹp hơn. [https://www.youtube.com/watch?v=k5pnDPRGIuA]

Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH THANH AN

Địa chỉ: P809 tầng 8, tòa nhà Plaschem, số 562 đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM