Hà Nội nắng nóng gần 40 độ, nhiều người tranh thủ núp dưới bóng cây lúc chờ đèn đỏ mà không biết có thể bị phạt

HẠ VŨ | 27-06-2022 - 14:00 PM

(Tổ Quốc) - Nhiều người vì thời tiết nắng nóng thường tìm bóng cây râm mát để dừng xe mà không dừng ngay sau vạch kẻ tại vị trí đặt đèn tín hiệu giao thông nhưng không biết rằng hành vi này có thể bị xử phạt.

Trong những ngày qua, miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt, có nơi cực kỳ gay gắt với nền nhiệt nhiều khu vực lên đến 40 độ.

Khu vực Hà Nội những ngày qua cũng có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-37 độ, có nơi trên 38 độ, riêng nền nhiệt ngoài trời có thể lên đến hơn 40 độ.

Đường Hà Nội hoá "ảo ảnh" dưới cái nắng gần 40 độ, nhiều người tranh thủ núp dưới bóng cây lúc chờ đèn đỏ mà không biết có thể "rơi" mất tiền! - Ảnh 1.

Đợt nắng nóng diện rộng tiếp tục kéo dài tại Hà Nội. Ảnh minh hoạ.

Nắng nóng dẫn đến việc ra ngoài làm việc vào ban ngày thực sự trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Những cung đường có nhiều cây xanh thực sự trở thành "cứu cánh" cho những người tham gia giao thông trên đường. Đặc biệt khi gặp tín hiệu đèn đỏ, nhiều người thường tìm bóng cây râm mát để dừng xe mà không để ý vạch dừng. Chính hành vi này có thể khiến người tham gia giao thông bị xử phạt.

Cụ thể, nhiều người tham gia giao thông thường dừng xe dưới các bóng cây râm mát mà không dừng ngay sau vạch kẻ tại vị trí đặt đèn tín hiệu giao thông. Hành vi này không chỉ gây cản trở giao thông cho những phương tiện phía sau mà còn vi phạm luật giao thông đường bộ theo Nghị định 100.

Dừng xe thế nào cho đúng?

Trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định về vạch dừng như sau:

Vạch dừng là được sử dụng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dừng được dùng để người điều khiển phương tiện giao thông xác định vị trí mà họ phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. 

Ngoài ra, trong trường hợp trên nhánh đường dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, hoặc trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường thì vạch kẻ đường cũng đóng vai trò để người điều khiển phương tiện giao thông xác định vị trí phải dừng lại.

Vạch dừng là vạch liền nét màu trắng, có bề rộng có thể là 20cm, 30cm, hoặc 40cm. Vạch dừng được kẻ ngang toàn bộ bề rộng đường của hướng xe chạy. Thông thường, vạch dừng xe cần đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ dàng quan sát. Và vạch dừng có thể kết hợp với vạch chữ “STOP” để báo hiệu. 

Đường Hà Nội hoá "ảo ảnh" dưới cái nắng gần 40 độ, nhiều người tranh thủ núp dưới bóng cây lúc chờ đèn đỏ mà không biết có thể "rơi" mất tiền! - Ảnh 2.

Vạch dừng xe ở nút giao thông có đèn tín hiệu.

Đường Hà Nội hoá "ảo ảnh" dưới cái nắng gần 40 độ, nhiều người tranh thủ núp dưới bóng cây lúc chờ đèn đỏ mà không biết có thể "rơi" mất tiền! - Ảnh 3.

Vị trí vạch dừng xe ở nút giao có vạch người đi bộ qua đường

Về vị trí đặt vạch dừng xe trên thực tế, thì tại các nút giao cùng mức, vạch dừng xe được đặt trùng với đường kéo dài của bó vỉa trục đường giao khi trên nhánh dẫn không bố trí vạch đi bộ cắt qua đường; còn trong trường hợp trên nhánh dẫn có bố trí vạch đi bộ cắt qua đường thì vạch dừng xe nên đặt cách mép vạch người đi bộ qua đường trong khoảng từ 1,5m đến 3m. Trong một số trường hợp không kẻ vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất được coi như là vạch dừng

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông phải điều khiển cho xe dừng lại trước vạch dừng xe trong thời gian tín hiệu đèn đỏ hoặc phải dừng lại quan sát trước khi cắt qua vạch dừng xe nếu biển số R.122. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải điều khiển xe dừng sát với vạch dừng, không được vượt qua vạch dừng cũng như không được điều khiển dừng lại cách vạch dừng một khoảng trong trường hợp họ hoàn toàn có thể điều khiển xe dừng sát trước vạch dừng.

Trong các trường hợp cá nhân điều khiển xe vượt quá vạch dừng hoặc không đúng vị trí, cách vạch dừng một khoảng thì sẽ bị xử lý.

Đường Hà Nội hoá "ảo ảnh" dưới cái nắng gần 40 độ, nhiều người tranh thủ núp dưới bóng cây lúc chờ đèn đỏ mà không biết có thể "rơi" mất tiền! - Ảnh 4.

Nhiều phương tiện dừng xe chưa đúng quy định khi chờ đèn tín hiệu giao thông. Ảnh minh hoạ.

Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.

Như vậy, khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng xe số 7.1.

Mức phạt đối với người dừng xe ở bóng râm chờ đèn đỏ

Những trường hợp vạch dừng và nơi có bóng râm cách xa nhau, người điều khiển phương tiện giao thông vẫn chọn dừng ngay tại nơi có bóng râm thì có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, theo điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định:

Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.

Với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, mức phạt cho hành vi nêu trên từ 80.000 đồng - 100.000 đồng (theo điểm k khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trường hợp nơi có bóng râm cũng là nơi có vạch dừng xe và người điều khiển phương tiện giao thông dừng ngay tại đó thì vẫn đúng quy định.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Trekking cũng giống làm sản phẩm công nghệ: dấu ấn đặc sắc trong văn hóa ở Zalo

Tháng 4 vừa qua, hơn 100 nhân viên Zalo đã vượt hơn 17km dưới cái nắng oi bức gần 40oC để chinh phục thành công đỉnh Pha Luông (nóc nhà Mộc Châu) với độ cao gần 2.000m. Đây không phải là lần đầu tiên các thành viên Zalo chọn trekking thay vì nghỉ dưỡng trong những chuyến đi team building.