Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Cách đây 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Báo điện tử Tổ Quốc giới thiệu đến quý độc giả những địa điểm gắn liền với Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 :

Quảng trường Nhà hát Lớn

Trước Nhà hát Lớn là quảng trường 19/8, địa điểm quan trọng trong diễn biến của Cách mạng tháng 8. Hàng chục vạn người đã tập trung trước Nhà hát Lớn từ sáng sớm 19/8 để tham gia mít tinh biểu tình lật đổ chính quyền từ tay phát xít Nhật và bù nhìn tay sai. 

Hà Nội trong những ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 1.

Cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19-8-1945 (Ảnh: nhandan.com.vn).

Ngày nay, Quảng trường là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bắc Bộ Phủ

Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19 tháng 8 năm 1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ. Mở đầu Toàn quốc Kháng chiến, ngày 20-12-1946 tại đây đã nổ ra một trận đánh giữa một đại đội Vệ quốc đoàn bảo vệ Bắc Bộ phủ và quân Pháp có xe tăng hỗ trợ. Đây là trận đánh ác liệt nhất và kéo dài nhất trong những ngày đầu của Chiến tranh Đông Dương. Sau 6 đợt tấn công bị đẩy lui, thương vong 122 lính Lê dương, thiệt hại 4 xe tăng và thiết giáp, 3 xe vận tải, lực lượng tấn công đã chiếm được tòa nhà. Số binh sĩ Vệ quốc đoàn tử trận là 45 người. Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), 

Hà Nội trong những ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 3.

Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19 tháng 8 năm 1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến.

Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ. Năm 2005, Bắc Bộ phủ được gắn biển Di tích Lịch sử Cách mạng.

Vườn hoa con cóc

Vào ngày 20/8/1945, Ủy ban nhân dân chính quyền Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời đã ra mắt tại vườn hoa Con Cóc. Đây là một sự kiện lớn đánh dấu sự thay đổi cơ quan cầm quyền tại Việt Nam và Hà Nội. Mặc dù được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng từ sau năm 1945, người dân Hà Nội vẫn quen gọi là "vườn hoa con cóc" vì trung tâm vườn có các con cóc bằng đồng gắn vòi phun nước lên trụ đá. Đây chính là điểm nhấn nổi bật của công trình cùng với hình tượng điêu khắc rồng đá, lẫn trong màu xanh của rêu phong thời gian.


Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập

Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội. Nơi đây, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm tháng trôi qua, căn nhà 48 Hàng Ngang nay được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu. Căn nhà mãi đi vào dòng chảy lịch sử của dân tộc, trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng. 

75 năm trước, ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Ngôi nhà có hình ống, nằm gần cuối phố Hàng Ngang, nơi buôn bán sầm uất của khu vực phố cổ. Nhà hai mặt phố, gắn số 48 là mặt tiền phố Hàng Ngang, gắn số 35 là mặt tiền phố Hàng Cân. Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội và ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Quảng trường Ba Đình

Sau 14 ngày tổng khởi nghĩa, 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình. 

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây đã lưu giữ dấu ấn nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hà Nội trong những ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 7.

Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, trên Lễ đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập- khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Hà Nội trong những ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 8.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập- khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Đã 75 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

Hà Nội trong những ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 10.

 Nam Nguyễn 

Theo tài liệu tuyên truyền 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9