Hanfimex Group: Nâng tầm giá trị nông sản Việt cần cú huých từ chuyển đổi số

Với kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2022 đạt 53,2 tỷ USD, ngành nông nghiệp tiếp tục cho thấy vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Trong đó, nhiều nhóm nông sản tiêu biểu có kim ngạch trên 3 tỷ USD, tạo đà mở cửa các thị trường mới trong năm 2023.
Hanfimex Group: Nâng tầm giá trị nông sản Việt cần cú huých từ chuyển đổi số - Ảnh 1.

Những bứt phá về xuất khẩu cho thấy nỗ lực chuyển dịch từ tập trung sản xuất sản lượng sang nâng cấp chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, sự thay đổi này còn chậm bởi các doanh nghiệp ít đầu tư công nghệ, hoạt động canh tác dựa theo kinh nghiệm, quy trình kiểm soát nguyên liệu và sản xuất còn ngổn ngang.

Theo ông Phùng Văn Sâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hanfimex Việt Nam, xuất thân của các doanh nghiệp ngành này thường là các hộ gia đình và hợp tác xã nên tư duy và kỹ năng sử dụng công nghệ của người nông dân còn hạn chế. Họ cảm thấy nếu làm thủ công vẫn ổn và vẫn bán được hàng thì không cần chuyển đổi số.

Đóng góp không nhỏ vào một số nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD trong năm vừa qua, Hanfimex Group đã khẳng định thương hiệu nông sản Việt ở các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Không chỉ đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, Hanfimex Group còn tiên phong chuyển đổi số ngành nông nghiệp Việt Nam.

Khao khát dẫn dắt nông dân mang nông sản Việt ra toàn cầu

Hanfimex Group: Nâng tầm giá trị nông sản Việt cần cú huých từ chuyển đổi số - Ảnh 2.

Nhà máy Hanfimex Group có tổng diện tích 20.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng và các khu chức năng là 10.000m2, công suất 120 tấn/ngày

Năm 2023 là năm mà Hanfimex Group đạt dấu mốc tròn 1 thập kỷ kiến tạo giá trị thương hiệu. Ông có thể chia sẻ về quá trình đưa tập đoàn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu?

Ngay từ ban đầu, Hanfimex Group đã xác định một tư duy và thương hiệu toàn cầu hóa, tức là khi nhắc đến nông sản Việt như hạt tiêu, hạt điều, khách hàng nghĩ đến Hanfimex Group như một nhà cung ứng đáng tin cậy. Vì vậy, chúng tôi đầu tư nhà máy và dây chuyền sản xuất tại Bình Phước bài bản, không những "xanh" mà phải "thông minh", đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng nông sản sau khi xuất xưởng có thể tự tin xuất khẩu đi bất cứ đất nước nào.

Trong hành trình 10 năm xây dựng thương hiệu, chúng tôi đảm bảo giá trị cốt lõi trong chuỗi cung ứng nông sản của mình luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội: từ đem lại sản phẩm giá trị, có lợi cho cho sức khỏe người tiêu dùng, đến bảo vệ người nông dân, giảm thiểu lãng phí và thân thiện với môi trường.

Với sứ mệnh, tầm nhìn định hướng như vậy, làm thế nào để Hanfimex Group hiện thực hóa những gì mình đặt ra?

Nhiều khi thắng thua nằm ở việc doanh nghiệp có đủ nhanh để ra quyết định nắm bắt cơ hội thị trường. Hanfimex Group không ra quyết định dựa trên cảm tính hay linh cảm, chúng tôi tin vào dữ liệu thực tế.

Vì vậy, khi đầu tư nhà máy và dây chuyền sản xuất tại Bình Phước, Hanfimex Group đã quyết định áp dụng công nghệ bài bản để quản lý từ xa, đồng thời xác định sớm chuyển đổi số trong bộ máy vận hành. Kết hợp với tư duy đổi mới sáng tạo và toàn cầu hóa, đây chiến lược cốt lõi để chúng tôi hiện thực hóa những kỳ vọng và định hướng.

Nâng tầm giá trị nông sản Việt cần cú huých từ chuyển đổi số

Hanfimex Group đã tiếp cận và triển khai công nghệ từ 3 năm trước với ứng dụng Base Workflow, động lực nào khiến ban lãnh đạo chuyển đổi số ở thời điểm đó? 

Là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phục vụ khách hàng quốc tế, Hanfimex Group có vô số quy trình vận hành phải duy trì liên tục. Khi đơn hàng gia tăng, nhân viên bị quá tải với nhiều nhiệm vụ "không tên", gây lãng phí từ nguồn lực đến thời gian. Mặt khác, Ban lãnh đạo bị phụ thuộc vào chính nội lực tổ chức vì quy trình ký duyệt mất thời gian và không có cơ sở dữ liệu để ra quyết định.

Đồng thời, Covid-19 tạo sức ép khiến quy trình số hóa của Hanfimex Group phải diễn ra nhanh hơn. Nếu như quy trình trì trệ, công ty vẫn có thể sống, nhưng khách hàng chắc chắn rời bỏ khi bối cảnh qua đi. Họ không đặt niềm tin vào một đối tác không đạt tiêu chuẩn tối thiểu là có khả năng vận hành trực tuyến.

Triển khai Base Workflow trong 3 năm, ứng dụng đã giúp Hanfimex Group nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các quy trình nội bộ như thế nào?

Hanfimex Group hiểu rõ nền tảng là công cụ có tính năng chứ không thiết kế hộ quy trình cho doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo từng phòng ban chịu trách nghiệm thiết kế quy trình vận hành để đảm bảo sự tinh gọn và tính hiệu quả.

Mọi quy trình trên giấy được đội ngũ Base đưa lên hệ thống. Base Workflow cho thấy vai trò liên kết các phòng ban, giúp cắt giảm toàn bộ giấy tờ bản cứng và giảm thiểu tối đa tình trạng nhảy cóc công đoạn. Nhờ đó, cách thức vận hành mới dễ đi vào khuôn khổ, rất được nhân viên đón nhận.

Hanfimex Group: Nâng tầm giá trị nông sản Việt cần cú huých từ chuyển đổi số - Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ giúp liên kết phòng ban, cắt giảm giấy tờ bản cứng tại Hanfimex Group

Mới đây, Hanfimex Group đã triển khai bộ giải pháp Base HRM+. Điều gì khiến tập đoàn đổi mới cách thức quản trị nhân sự và tiếp tục lựa chọn nền tảng Base?

Đầu tư và đổi mới nội lực tổ chức là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược chuyển đổi từng phần. Hanfimex Group đã trải nghiệm nhiều nền tảng quản lý nhân sự nhưng không thành công, từng phải dừng hợp đồng giữa chừng vì giải pháp không phù hợp.

Chúng tôi đặt niềm tin ở Base HRM+ vì cấu trúc nền tảng vững chắc và khả năng cá nhân hóa sản phẩm theo đặc điểm của Hanfimex Group. Hơn hết, chúng tôi lựa chọn đối tác công nghệ tin cậy để đồng hành lâu dài, cùng chúng tôi "nâng tầm giá trị nông sản Việt".

Nhiều doanh nghiệp hiểu rõ giá trị chuyển đổi số đem lại nhiều bước tiến xa nhưng vẫn chưa có động lực. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Vấn đề này khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp nông sản. Vì họ duy trì sự an toàn trong kinh doanh khi lợi nhuận vẫn tốt, làm thủ công vẫn hiệu quả nên không muốn đánh đổi bằng một biến động trong tổ chức. Nhưng đôi khi sự ổn định lại chính là dấu hiệu cho sự bất ổn, là lời nhắc nhở doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo. Ứng dụng công nghệ số là bước đầu của đổi mới.

Nhiều định kiến nghĩ rằng nông sản thì cần gì chuyển đổi số. Đây là tư duy hoàn toàn sai lầm, là khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải vượt qua. Nếu công ty gia tăng con người trong chuỗi cung ứng nhưng kết quả không có sức bật, thì bài toán lại quay về giá trị cung ứng bị dư thừa và lãng phí.

Không chuyển đổi thì ngành nông sản Việt không thể phát triển được, thậm chí sẽ đi lùi, trước hết là so với các nước Đông Nam Á.

Tin mới