• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hiến kế cho doanh nghiệp SME vượt đại dịch: Việc áp dụng công nghệ nên hướng tới những điều đơn giản

Kinh tế 19/04/2020 11:55

(Tổ Quốc) - Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân đối với hơn 1.200 doanh nghiệp, có tới 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài 6 tháng.

Chiều 17/4, Hội nghị trực tuyến với chủ đề Áp dụng nền tảng số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn trong bối cảnh dịch Covid-19 do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. 

Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) Nguyễn Kim Hùng khẳng định, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là ngành du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống, hoạt động kinh doanh cầm chừng, doanh thu sụt giảm rất lớn. Thực trạng đó dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp không những không còn lợi nhuận mà còn có thể bị âm vốn. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài và không có giải pháp khống chế, nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể phải đóng cửa.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho biết, theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân đối với hơn 1.200 doanh nghiệp, có tới 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài 6 tháng.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nói là dễ bị tổn thương nhiều trong bối cảnh hiện nay.

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp, hiến kế để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể xoay xở trong và sau đại dịch.

"Giới thiệu cho bà con phần mềm này kia nhưng máy tính không hoạt động được thì sản xuất sẽ đình trệ"

Trong hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đưa ra các gợi ý về ứng dụng công nghệ trong đó có các app về bán hàng, quản lý doanh số…

Về ứng dụng công nghệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, trước tình hình phải chung sống với dịch bệnh, để tránh lây lan nên phải giảm giao tiếp, tiếp xúc giữa các cá nhân. Và điều này lại tình cờ đi cùng với làn sóng mới về công nghệ, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa trong đời sống và sản xuất. Nếu nói tích cực hơn thì dịch bệnh là động lực mới giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, chuyển đổi số.

Thứ trưởng nêu một số ví dụ về cách doanh nghiệp thích ứng với dịch bệnh như các quán hàng đã đưa ra những dây chuyền đầu tiên là cơ khí đơn giản để vận chuyển đồ ăn đến khách hàng ở khoảng cách 2 mét. Nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra những ứng dụng công nghệ mà họ áp dụng trong thời gian qua.

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với quy mô ít người thì việc áp dụng khoa học công nghệ nên hướng tới những điều đơn giản. Theo Thứ trưởng, không nên hướng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ những giải pháp công nghệ toàn diện mà chỉ là những tin nhắn hay thông tin rất dễ hiểu mà họ cần.

"Đôi khi chỉ là giá cả thị trường, nơi nào cần mua, nơi nào cần bán", Thứ trưởng cho Bùi Thế Duy chia sẻ.

Ông Bùi Thế Duy đưa ra ví dụ như nếu muốn giới thiệu cho bà con nông dân một phần mềm mà máy tính hỏng thì lập tức sản xuất bị đình trệ. Do đó, phải là những ứng dụng đơn giản, cụ thể để bà con nông dân có thể hiểu, dễ làm, dễ thực hiện.

SME huy động vốn, tiếp cận vốn ngân hàng như thế nào trong thời Covid-19?

Vấn đề được nhắc đến nhiều trong hội nghị đó là việc doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn. Theo chuyên gia trong hội nghị, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp SME từ các tổ chức tín dụng là rất thấp.

Về việc tiếp cận vốn ngân hàng trong thời gian này, chuyên gia chỉ ra rằng doanh nghiệp SME đầu tiên phải xây dựng phương án tiếp cận, đưa ra những bằng chứng về ảnh hưởng của Covid-19: doanh thu, doanh số trước và trong đại dịch như thế nào, tình hình sức khỏe của doanh nghiệp hiện nay ra sao, xác định khả năng kinh doanh trước, trong và sau đại dịch để ngân hàng nhìn nhận xem doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp…

Việc chứng minh những ảnh hưởng của Covid-19 sẽ thể hiện qua tình hình kinh doanh sụt giảm, hiệu quả giảm sút, các hợp đồng kinh tế, dòng doanh thu…

Doanh nghiệp nên tận dụng thời gian vàng để chuẩn hoá dữ liệu

Theo Bloomberg, làn sóng tiêu dùng sẽ trở lại mạnh mẽ khi đại dịch qua đi. Tâm lý của người tiêu dùng dần phục hồi, dẫn tới bùng nổ chi tiêu sau thời gian dài kìm nén. Hiện tượng "chi tiêu bù" này đang diễn ra ở Trung Quốc và chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong các tháng tiếp theo. Kéo theo đó, xu hướng Marketing dựa trên phân tích dữ liệu, theo sát hành vi, sở thích khách hàng sẽ là ngòi nổ "kích cầu" lại hệ thống tiêu dùng.

Trong cuộc đua này, doanh nghiệp nào có sẵn cơ sở dữ liệu khách hàng và nền tảng công nghệ sẽ cầm chắc phần thắng. Do đó, thay vì "nằm im" trong mùa dịch, các doanh nghiệp cần tận dụng thời gian vàng để đầu tư vào nền tảng công nghệ lõi, chuẩn hoá dữ liệu, học cách sử dụng công nghệ để phân tích chu trình mua hàng của người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm, cả online và offline.

Doanh nghiệp nên sử dụng công cụ khai thác và lưu trữ dữ liệu khách hàng CRM:

1/ Chuyển toàn bộ data khách hàng lên lưu trữ đám mây và bảo mật.

2/ Tự động hứng data khách hàng liên tục theo thời gian thực để chăm sóc kịp thời.

3/ Báo cáo hiệu suất và dễ dàng quản lý nhân viên làm việc từ xa.

4/ Giải quyết nỗi lo khi thiếu hụt nhân viên chăm sóc khách hàng.

>>> Tìm hiểu ngay tại đây

Thế Trần - Nhịp Sống Kinh Tế

NỔI BẬT TRANG CHỦ