Hy hữu giữ thai nhi 5 tuần trong bụng mẹ dù đã có lúc chân sa ra ngoài âm đạo

Quang Vũ | 13-05-2021 - 07:51 AM

(Tổ Quốc) - Bằng phác đồ điều trị toàn diện, máy móc hiện đại, các chuyên gia khoa Sản và Sơ sinh của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thành công trong việc giữ thai nhi trong bụng mẹ suốt 5 tuần, dù thai phụ bị mở tử cung, chân thai nhi sa ra ngoài âm đạo, nguy cơ vỡ ối sớm từ tuần 22 thai kỳ.

Công nghệ hiện đại nuôi sống nhiều trẻ sinh cực non

Chị Lê Thị Hợp (39 tuổi, ở Lai Châu) nhập viện khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng cổ tử cung đã mở 3cm khi đang ở tuần thai 22, ối phồng căng, nguy cơ vỡ ối và tiên lượng mất con rất cao. Chị Hợp có tiền sử 10 năm hiếm muộn, 3 lần mổ tách dính buồng tử cung và 3 lần thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều thất bại.

Hy hữu giữ thai nhi 5 tuần trong bụng mẹ dù đã có lúc chân sa ra ngoài âm đạo - Ảnh 1.

Thai phụ đối diện với nguy cơ vỡ ối và nhiễm trùng màng ối do tiếp xúc với môi trường âm đạo, cần phải khẩn cấp khâu vòng khép cổ tử cung. Mặc dù cổ tử cung đã mở và ối nằm ngoài cổ tử cung, xác suất khâu vòng cổ tử cung thành công rất thấp vì chỉ cần một cử động không đúng, một mũi kim bị chệch thì màng ối sẽ bị xuyên thủng nhưng ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội đã khéo léo đẩy ối vào trong, khâu cổ tử cung thành công cho sản phụ.

Hai ngày sau, thai phụ lại xuất hiện cơn gò, cổ tử cung lại xóa mỏng, ối phồng ra ngoài. Nếu không can thiệp kịp thời, chỉ cần thêm vài cơn gò, ối bị vỡ và thai sẽ sảy. Với kinh nghiệm hơn 20 năm, làm chủ kỹ thuật hiện đại nhất trong can thiệp bào thai như phẫu thuật điều trị truyền máu song thai, phẫu thuật trong màng ối, bác sĩ Hiền Lê đã thực hiện hoàn hảo kỹ thuật khâu vòng lần thứ hai cho thai phụ, đưa thành công màng ối vào sâu trong tử cung.

Đến tuần thứ 26, chị Hợp bất ngờ bị vỡ ối, chân thai nhi sa ra ngoài âm đạo. Ekip bác sĩ nỗ lực giữ bé trong bụng mẹ thêm vài ngày nữa nhằm tăng cơ hội sống cho bé. Trong suốt quá trình đó, nguy cơ nhiễm trùng của mẹ, chức năng sinh tồn của thai nhi được các bác sĩ BVĐK Tâm Anh giám sát vô cùng chặt chẽ. Lúc 27 tuần 3 ngày, thai phụ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai.

"Nhờ phối hợp với các bác sĩ, điều dưỡng khoa Sơ sinh đón bé ngay trong phòng sinh và chăm sóc đặc biệt, bé có thể tự thở, không có dấu hiệu nhiễm trùng, sức khỏe tiến triển tốt, hạn chế nguy cơ biến chứng thần kinh so với trẻ khác", bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê chia sẻ.

Hy hữu giữ thai nhi 5 tuần trong bụng mẹ dù đã có lúc chân sa ra ngoài âm đạo - Ảnh 2.

Trước đó, khoa Sơ sinh BVĐK Tâm Anh Hà Nội cũng đã lập kỳ tích nuôi sống trẻ sinh non 24 tuần 5 ngày, nặng 550g cho sản phụ hiếm muộn, tiền sử sảy thai ở tuần thai 21. Sau khi chào đời, bé gái không thở, không khóc, không có phản xạ, trên da nhiều mảng bầm tím, nhịp tim chậm, sức khỏe vô cùng yếu và chuyển biến xấu nhanh chóng sau 2 giờ thở máy…

BS.CKII Lê Tố Như - Trưởng khoa Sơ sinh BVĐK Tâm Anh Hà Nội đã quyết định cho trẻ thở máy tần số cao (HFO), truyền máu, duy trì vận mạch liều cao và tiếp tục bơm Surfactant lần 2, điều chỉnh rối loạn điện giải, đường huyết, toan máu nhằm ngăn chặn các cơn co thắt, khó thở, rối loạn nhịp tim. Trẻ dần chuyển biến tích cực. Một tuần sau sinh, trẻ được rút nội khí quản, chuyển qua thở máy không xâm nhập. Sau 3 tuần, trẻ đã có thể ăn sữa mẹ hoàn toàn qua sonde dạ dày. Sau 1 tháng 27 ngày, trẻ được cai máy thở, chuyển qua thở oxy gọng, dinh dưỡng hoàn toàn bằng đường miệng. Sau gần 4 tháng điều trị tại khoa Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, trẻ phát triển bình thường với cân nặng 3kg và có thể tự bú mẹ.

Phác đồ giờ vàng trong nuôi trẻ sinh non tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh

"Hồi sức cho trẻ sinh non và rất non trong 60 phút đầu sau sinh vô cùng quan trọng. Để trẻ sinh cực non 550g phát triển lên 3kg sau gần 4 tháng nuôi dưỡng, không chỉ cần có các trang thiết bị máy móc hiện đại, kinh nghiệm của các chuyên gia, mà đặc biệt còn cần tới phác đồ ‘giờ vàng’, ngăn chặn bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn, với nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong", bác sĩ Tố Như chia sẻ.

Ngay sau khi sinh, trẻ phải giữ ấm bằng cách bọc trong túi nhựa để tránh mất nước, mất nhiệt; đồng thời cung cấp áp lực dương liên tục giúp phổi trẻ nở ra ngay khi chưa cắt dây rốn, giảm tỷ lệ điều trị thở máy, giảm nguy cơ phải dùng thuốc. Tại BVĐK Tâm Anh, trẻ sinh cực non khoảng 24, 25 tuần được nằm lồng ấp đặc biệt có thể điều chỉnh được độ ẩm đến 80% để giữ cho em bé không bị mất nước, rối loạn điện giải, ổn định thân nhiệt.

Trẻ sinh non được kẹp dây rốn muộn để cung cấp thêm lượng máu trong lúc chờ dây rốn ngừng đập, giúp giảm nguy cơ thiếu máu, ổn định huyết áp… Đường truyền tĩnh mạch được thiết lập ngay trong 60 phút đầu sau sinh để truyền dung dịch nuôi ăn, đặc biệt là chất đường. Trong vòng 7 ngày đầu, trẻ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch rốn, sau đó là đặt catheter trung ương để truyền dinh dưỡng gồm đường, đạm, béo, vitamin và nguyên tố vi lượng, đảm bảo bé tăng cân, bắt kịp như đang sống trong tử cung của người mẹ.

Bên cạnh đó, tại BVĐK Tâm Anh, trẻ sơ sinh sẽ được sàng lọc dị tật bẩm sinh, sàng lọc bệnh lý để loại trừ suy giáp bẩm sinh, tăng sản bẩm sinh, G6PD thấp, sàng lọc thính lực... Trường hợp mắc tim bẩm sinh mức độ nặng có thể can thiệp từ rất sớm, giảm tối đa nguy cơ tử vong, tăng cơ hội được sống khỏe mạnh.

Tất cả quy trình, thủ thuật thực hiện trên em bé đều được thực hiện theo quy trình chuẩn, đảm bảo chăm sóc em bé tuân thủ nguyên tắc về rửa tay, xử lý dụng cụ đúng quy trình.

Hy hữu giữ thai nhi 5 tuần trong bụng mẹ dù đã có lúc chân sa ra ngoài âm đạo - Ảnh 3.

Trẻ sinh cực non được nằm lồng ấp đặc biệt tại Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Theo bác sĩ Lê Tố Như, hiện nay phác đồ giờ vàng chưa được triển khai rộng rãi do nhiều đơn vị còn khó khăn, chưa có các thiết bị máy móc chuyên dụng hiện đại, chưa có chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm thực hiện và quy trình gắn kết chặt chẽ giữa đơn vị Sản - Sơ sinh.

Việc thực hiện hồi sức cấp cứu được thực hiện ngay trong giờ đầu tiên sau sinh, ngay tại phòng sinh và tại khoa Hồi sức sơ sinh BVĐK Tâm Anh là quy trình lý tưởng giúp cứu sống và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng, di chứng cho trẻ sinh non có thể gặp phải như: Suy hô hấp, viêm phổi, loạn sản phế quản phổi; Viêm ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng máu, huyết áp thấp; Chậm phát triển, hệ miễn dịch kém; Kém phát triển về thị giác, thính giác: Bại não, xuất huyết não và dễ đối diện với hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Sản phụ khoa và Trung tâm Nhi sơ sinh, BVĐK Tâm Anh mang đến dịch vụ chăm sóc thai kỳ toàn diện, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong lúc chuyển dạ và sau sinh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

● Website: https://tamanhhospital.vn/

● Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh

● Hotline: 1800 6858/ 0287 102 6789

● Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP. Hà Nội

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM