• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kết quả ghi nhận sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW về "xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước"

Văn hoá 30/04/2020 07:20

(Tổ Quốc) - Những kết quả ghi nhận sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về "xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước" tại Gia Lai, Kon Tum; Lâm Đồng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh qua hoạt động văn hóa đối ngoại là những điểm tin văn hóa nổi bật tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Kết quả ghi nhận sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW về "xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP News)

Kết quả ghi nhận sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW về Xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước

Tại Gia Lai: Theo báo cáo của Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai, qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, nhận thức của các cấp ủy Đảng, của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của gia đình và công tác gia đình được nâng lên; công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của các cấp ủy cùng với những chính sách hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của các tầng lớp nhân dân,tỷ lệ đạt các danh hiệu văn hoá như: gia đình, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa năm sau luôn cao hơn năm trước (Năm 2005, có 76.500/219.927 gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá đạt tỷ lệ 34,78%, đến cuối năm 2019 có 274.924/346.856 gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 79,3% (tăng 44,6%); năm 2005, có 448/1.815 thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 24,7%, đến cuối năm 2019, có 1.277/1.605 thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 79,6% (tăng 54,9%).

Cùng với đó, nhận thức của toàn dân về công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, người già, giáo dục trẻ vị thành niên ngày một nâng cao và tiến bộ hơn. Những kết quả trên, đã khẳng định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được chú trọng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thực hiện mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình đã từng bước cải thiện được đời sống gia đình, nhiều gia đình quan tâm và thực hiện tốt luật PCBLGĐ. Hoạt động của các mô hình, địa chỉ tin cậy, đường dây nóng ngày càng được nhân rộng; công tác kiểm tra, giám sát được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức,từng bước tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề mâu thuẫn trong từng gia đình và cộng đồng, kéo giảm các vụ bạo lực gia đình.

Thông qua hiệu quả hoạt động của Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các tầng lớp nhân dân thấy được lợi ích thiết thực của việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là nhu cầu cần thiết của mỗi gia đình nên tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào từ đó góp phần thúc đẩy đời sống gia đình phát triển dần theo hướng lành mạnh, tiến bộ, góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong gia đình.

Tại Kon Tum: Báo cáo của Sở VHTTDL Kon Tum cho biết, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp chính quyền đã tạo phương hướng để các ngành, đoàn thể, địa phương có sự phối hợp tích cực triển khai công tác gia đình trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả mà công tác Gia đình đem lại góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của gia đình truyền truyền thống. Thông qua các hoạt động tuyên truyền nhận thức của nhân dân về vị trí vai trò của gia đình đã từng bước được nâng lên, các quy phạm pháp luật về Gia đình kịp thời chuyển tải đến từng phạm vi gia đình. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng được các gia đình tham gia, ủng hộ theo hướng tích cực. Xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững đang trở thành mục tiêu mà nhiều gia đình ở tỉnh Kon Tum đang hướng đến.

Qua 15 năm triển khai thực hiện xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả nhất định. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đã được triển khai đến các tầng lớp nhân dân. Một số địa phương, đoàn thể đã quan tâm việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về gia đình; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, chức năng của gia đình, đồng thời ý thức trách nhiệm đối với công tác xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện bằng những việc làm cụ thể như: tập trung phát triển kinh tế; xây dựng đời sống văn hóa; thực hiện quy ước, hương ước khu dân cư; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày cũng như giúp nhau phát triển kinh tế; tập trung nuôi con khỏe, dạy con ngoan; có trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc người già trong gia đình… Đồng thời triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc; vận động các gia đình tự nguyện, tự giác tích cực thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; giữ gìn, phát huy văn hóa gia đình, truyền thống tốt đẹp của dòng họ gắn với xây dựng những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong thời đại mới.

Lâm Đồng quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh qua hoạt động văn hóa đối ngoại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2019, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương lớn về hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và ngoại giao với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Hoạt động văn hóa đối ngoại của tỉnh Lâm Đồng đã bám sát chủ trương, đường lối chung của đất nước, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, do đó các hoạt động văn hóa đối ngoại đã đạt được những kết quả nhất định.

Kết quả ghi nhận sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW về "xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. (Nguồn: pinterest.com)

Với điều kiện vị trí địa lý đặc thù, khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch thuận tiện, Lâm Đồng được chọn là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu quy mô lớn. Các hoạt động văn hóa đối ngoại của tỉnh ngày càng được tăng cường, mở rộng, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương, các tỉnh, thành phố của các nước; qua đó, đã quảng bá rộng rãi hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến bạn bè thế giới, góp phần thu hút đầu tư, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2020, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại năm 2020 với các nội dung: Tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 5348/KH-UBND ngày 09/9/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Chiến lược Văn hóa đối ngoại đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Lâm Đồng. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh về văn hóa hóa đối ngoại trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa địa phương phục vụ các chương trình giao lưu, chiêu đãi sự kiện ngoại giao, khách đối ngoại đến thăm và làm việc tại Lâm Đồng trong năm 2020.

Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với bảo tồn, quảng bá văn hóa thông qua các hoạt động phục vụ du lịch; chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch văn hóa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh; Tổ chức Hội nghị Xúc tiến du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng 2020 kết hợp gặp gỡ giữa các hãng lữ hành trong nước với các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng để quảng bá các sản phẩm du lịch…

Anh Vũ (t/h)

NỔI BẬT TRANG CHỦ