(Tổ Quốc) - Kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cao nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum và đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương này có nhiều giải pháp bảo tồn cồng chiêng nhằm góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ hội nhập, đồng thời xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.