Khi được sếp dành lời khen, mỉm cười khiêm tốn không phải cách hay: Người có EQ cao sẽ có cách ứng xử ‘đẹp lòng’ thế này

(Tổ Quốc) - Không phải ai cũng biết đáp lại lời khen của cấp trên đúng cách. Nếu là bạn, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

Thường xuyên khen ngợi người khác không chỉ giúp họ tự tin hơn mà còn khích lệ bản thân cố gắng hơn. Đặc biệt ở nơi làm việc, khi được lãnh đạo động viên, chúng ta sẽ càng phấn chấn làm việc hơn.

Nhưng ở một số trường hợp, có lẽ những lời khen không còn là lời động viên mà là áp lực. Ví dụ, khi chúng ta tham gia vào một bữa tiệc tối, không chỉ có đồng nghiệp, mà cả lãnh đạo và một số khách hàng cũng tham gia vào bữa tiệc đó.

Lúc này, lãnh đạo bất ngờ khen bạn đã hoàn thành tốt công việc lần này, rất đáng để đồng nghiệp noi theo và tán dương. Những lúc như thế, khách hàng sẽ thấy bạn đáng tin cậy hơn, có cái nhìn hài lòng và yên tâm hơn về bạn. Trong khi đồng nghiệp của bạn, một số ngưỡng mộ, một số ghen tị.

Nhiều người khi nghe lãnh đạo khen ngợi sẽ chỉ mỉm cười thể hiện phép sự lịch sự, hoặc đơn giản là nói những lời khách khí như “Không dám nhận”, “Tôi còn kém lắm”.

Tuy nhiên, cả 2 cách đáp trả trên đều không đúng lắm. 

Đầu tiên, phải hiểu ám hiệu của cấp trên và phối hợp nhịp nhàng với họ. Không khiêm tốn quá đà, tự hạ thấp bản thân

Lời khen vào những dịp khác nhau sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, chúng ta cũng phải lĩnh hội thật tốt nội tâm của người nói. Đặc biệt trong một số trường hợp, nếu không hiểu được ý của người nói, bạn sẽ không tránh khỏi bị người khác chê cười.

Khi được sếp dành lời khen, mỉm cười khiêm tốn không phải cách hay: Người có EQ cao sẽ có cách ứng xử ‘đẹp lòng’ thế này - Ảnh 1.

Trên bàn tiệc, cấp trên khen rằng bạn rất có năng lực và là một tài năng hiếm có. Lúc này, bạn sẽ trở thành tâm điểm của mọi người. Để thể hiện sự khiêm tốn của mình, không ít người sẽ đáp rằng “Cấp trên coi trọng tôi rồi”, “Quá khen rồi”.

Thường thì ai cũng nghĩ rằng làm thế này là đúng, chúng ta nên biết khiêm tốn, tránh khoe khoang về những gì chúng ta có, chúng ta làm được. Nhưng hãy ngừng ngay hành động này lại. Khi ai đó khen bạn, đừng từ chối mà hãy mỉm cười và nói cám ơn. 

Cũng đừng kiểu: “Có gì đâu! Đều là may mắn cả thôi, tôi cũng chẳng làm được gì to tát”. Đó là tâm huyết và nỗ lực mà bạn bỏ ra. Cho nên, bạn xứng đáng với những lời khen ấy!

Không “chuyển nhượng” lời khen cho người khác

Một số người khi được khen sẽ đáp rằng mình còn thua anh A chị B, để thể hiện mình vẫn còn nhiều chỗ phải cải thiện. Có thể họ xứng đáng, có thể công lao của họ to lớn hơn của bạn nhiều, nhưng không có nghĩa là bạn không làm được gì.

Những lời có cánh mà cấp trên dành cho bạn thật chất là đang cho bạn thể diện, vì nếu công ty coi trọng bạn, những người khác cũng sẽ nể mặt bạn hơn. Và công ty cũng cần giới thiệu một số nhân viên nổi bật để thêm ánh hào quang cho mình.

Vì vậy, nếu bạn bác bỏ lời khen của sếp bằng những lời khiêm tốn, hay nhường “ánh hào quang” lại cho người khác thì chẳng khác gì đang bác bỏ sĩ diện của họ. Do đó, lúc này, bạn chỉ cần mỉm cười và nói lời cảm ơn với sếp. Hành động này không chỉ đang tiếp nhận lời khen ngợi của cấp trên, mà còn duy trì thể diện của họ.

Nhân cơ hội biểu đạt ý kiến của bản thân

Được lãnh đạo khen không chỉ là cơ hội để nở mặt nở mày, một số người còn nhân lúc này để bài tỏ một số ý tưởng mới và cho lãnh đạo thấy tấm lòng của họ.

Khi được sếp dành lời khen, mỉm cười khiêm tốn không phải cách hay: Người có EQ cao sẽ có cách ứng xử ‘đẹp lòng’ thế này - Ảnh 2.

Đừng quên những người cộng sự của mình

Đương nhiên, bạn không thể một mình “ôm hết” những lời tán dương, hãy nhớ phải chia sẻ niềm vui này với đồng đội của mình. Có như vậy đồng nghiệp mới cảm thấy “mát lòng”, đồng thời chủ nghĩa vị lợi của bạn cũng không quá lớn và rõ ràng trong mắt cấp trên.

Đôi lúc những lời khen xã giao sẽ khiến không ít người cảm thấy không thoải mái, nhưng trong quan hệ giao tiếp, những lời nói “nể mặt” này là điều không thể thiếu. Vì vậy, chúng ta cần nắm vững những kỹ năng ứng xử trên trong môi trường làm việc.


Phương Thu

Tin mới