Gen Z luôn cố gắng tạo ra những điều mới mẻ và tìm kiếm bản sắc riêng cho chính mình, họ cũng là những người đầu tiên sống trong thế giới luôn có sự hiện hữu của Internet. Gen Z là những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012, tiếp cận với công nghệ từ khi mới sinh ra, có tư duy về tiền tệ và kinh tế mới mẻ. Thay vì phải lo "cơm - áo - gạo - tiền" như thế hệ trước, người trẻ có tiềm năng nhận được thu nhập cao hơn.

Song, đi cùng với những quan điểm chi tiêu mới mẻ như chi "mạnh tay" cho mong muốn, tham gia đầu tư từ sớm, người trẻ ở thế hệ này với thu nhập cao hơn tiếp cận nhiều hình thức mua sắm khác nhau, do đó họ được nhận xét là dễ dàng bốc đồng trong chi tiêu.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 1.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 2.

Trên thực tế, bất chấp tiềm năng kiếm tiền, Gen Z vẫn phải vật lộn để có sự kỷ luật trong tài chính và chi tiêu thông minh hơn do tác động từ vĩ mô đến những cám dỗ hằng ngày.

Nửa đầu năm nay, nhiều gen Z thậm chí có mong muốn di chuyển bằng xe đạp để đến trường hay đi làm do giá xăng tăng 43% trong 6 tháng (từ 23 nghìn đồng/lít vào tháng 1 đến 33 nghìn/lít tại tháng 7). Kéo theo đó là sự tăng giá chóng mặt trong nhu yếu phẩm khiến cho tình trạng đúng với: bão nào bằng bão giá.

Theo giả thuyết chung của "bão giá", nếu khả năng kiếm tiền của Gen Z tăng 5% hằng năm, chi phí để có một tài sản có thể tăng 15%/ năm, nghĩa là dù thu nhập cao hơn nhưng vẫn không thể theo kịp mức tăng chung của giá cả, rất khó để Gen Z có thể sở hữu tài sản.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 3.

Hơn thế nữa, Gen Z - những người vừa hoặc đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động - đối diện với 2 năm dịch bệnh và gần đây là làn sóng sa thải hàng loạt trên toàn thế giới khiến kỳ vọng thu nhập cao cũng trở nên khó có thể đạt được. Khi việc có công việc ổn định cũng trở nên khó khăn, dù nỗ lực kiếm tiền, Gen Z khó có thể tránh được tác động tiêu cực trong khía cạnh tài chính từ yếu tố vĩ mô.

Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội và thời đại Internet cung cấp rất nhiều cám dỗ chi tiêu. Sự dễ dàng của các giao dịch trực tuyến khiến việc tiết kiệm tiền thực sự trở nên khó khăn. Thuật toán của các nền tảng MXH dễ dàng hiểu được sở thích của Gen Z, đề xuất các sản phẩm phù hợp, rào cản khi mua sắm không còn. "Xuống tay" để mua một món đồ khi nhìn thấy quảng cáo trên MXH trở thành điều hiển nhiên.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, tưởng chừng nhờ sự phát triển của kỹ thuật giúp Gen Z dễ gia tăng thu nhập song trên thực tế, họ là những người thường xuyên rơi vào trạng thái kiệt sức giữa vòng quay hối hả hiện nay. Học hành hay làm việc đều ưu tiên sự hiệu quả với nhịp độ ngày càng cao, đây cũng là lí do chính Gen Z không ngại chi tiêu vào những dịch vụ mới để giải tỏa căng thẳng."Mỗi năm mình phải chi đến 1 tháng lương, khoảng 15 triệu đồng để gội đầu dưỡng sinh thư giãn. Đặc biệt trong những ngày, mở mắt là nghĩ ngay đến task treo trên đầu, trước khi nhắm mắt ngủ là nghĩ đến deadline dí, mình phải đi massage, vì quá mệt mỏi. Đôi lúc, stress quá, mình sẽ chạy trốn "chốn đau thương" này bằng cách chi tiêu đi du lịch", Ngọc Hà (24 tuổi) chia sẻ. Đối với rất nhiều người, những khoản chi tiêu này khá lãng phí. Trên thực tế, nếu không có ý thức quản lý chi tiêu, rất dễ để vượt qua ranh giới giữa "hợp lý" và "thiếu tiết kiệm".


Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 5.

Không khó để bắt gặp những lời nhắn trong nhóm chat như "Chiều nay ăn nhẹ gì nhỉ?" hoặc "Có món đồ này hay lắm, mua cùng không?" từ bạn bè và đồng nghiệp. Đôi lúc, kể cả khi không có nhu cầu, song những lời gợi nhắc này có thể khiến Gen Z cảm thấy bản thân mình thật sự cần ăn nhẹ để "tăng mood" học hành, làm việc hay mong muốn sử dụng 1 sản phẩm nào đó.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 6.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 7.

Gen Z được coi là những người tiêu dùng tiết kiệm. Ngoài việc tiết kiệm một khoản tiền đáng kể, Gen Z cũng sở hữu nhà từ sớm. Họ không ngại vay nợ hoặc thậm chí có nhiều người trẻ "mua đứt" nhờ có thu nhập cao từ sớm.

"Mình muốn sở hữu nhà trước năm 30 tuổi. Một phần là để an cư lạc nghiệp, hơn thế nữa, đây cũng là tài sản đem lại lợi nhuận theo thời gian. Có mục tiêu, mình cũng động lực để tiết kiệm hơn. Tháng nào trước khi chi tiêu, mình cũng trích 30% thu nhập để gửi vào tài khoản tiết kiệm và đem đi đầu tư để tiền sinh lời", Nam Nguyễn (22 tuổi) chia sẻ.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, sinh ra và lớn lên trong thời đại kỹ thuật số, không khó để Gen Z dễ dàng sử dụng công nghệ như một công cụ để phục vụ bản thân. Không chỉ trong làm việc tăng thu nhập bằng các công việc trực tuyến như người sáng tạo nội dung, người có ảnh hưởng trên MXH cũng như giải trí, Gen Z còn ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính.

Song song với khả năng tiết kiệm, mong muốn mua nhà, dạo gần đây xu hướng đang trở nên phổ biến hơn trong Gen Z là sớm đạt được tự do tài chính và nghỉ hưu sớm. Không giống như nhiều người nghĩ, nghỉ hưu tức là không làm bất kỳ điều gì nữa. Đối với Gen Z, nghỉ hưu sớm có nghĩa là được làm những việc bản thân thích và không còn bị đồng tiền chi phối. Đồng thời, họ có thể dành nhiều thời gian trải nghiệm, bên cạnh gia đình và bản thân.

"Nhiều người bảo nghỉ hưu sớm là rủi ro, nhưng đây là mục tiêu mình muốn đạt được, cũng là lý do tại sao mình "bán mình" làm việc ngày đêm. Tất nhiên, mình phải có một số tiền nhất định cũng như có thu nhập thụ đồng, để tiền làm việc cho bản thân rồi mới dám nghỉ hưu sớm. Hơn thế nữa, nghỉ hưu sớm chỉ đơn giản là không còn làm việc ngày đêm như bây giờ, muốn làm lúc nào thì làm lúc đó thôi. Có thời gian để trải nghiệm cuộc sống và bên cạnh người thân", Hải Trần (24 tuổi) chia sẻ.

Khi nói đến mua sắm, Gen Z hiện là thế hệ quan tâm đến mua sắm nhất, nhưng họ cẩn thận trong cách tiêu tiền của mình. Dù là mua sắm online hay đến các cửa hàng trực tiếp, người trẻ khá cân nhắc về những món đồ mà bản thân đã mua. Đặc biệt họ thu thập rất nhiều mã khuyến mãi để tiết kiệm khoản chi phí trong mua sắm, đó cũng là lý do chính tại sao Gen Z thường hay sử dụng các trang thương mại điện tử.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 9.

Gen Z là những người sẽ không "xuống tiền" mua sắm nếu không được chiết khấu. Ngay cả trong những chi phí cố định, họ cũng muốn có được sản phẩm hay sử dụng dịch vụ với mức giá hợp lý nhất có thể.

Thấu hiểu mong muốn của Gen Z, VietinBank liên kết với ví ShopeePay đưa ra ra rất nhiều chương trình khuyến mãi. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Gen Z trong quá trình mua sắm, chi tiêu dễ dàng hơn mà vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình. Dù trong chi phí cố định hay chi tiêu mong muốn, Gen Z vẫn có thể tiết kiệm mà không bị bó buộc, tận hưởng cuộc sống nhưng vẫn kiểm soát được tài chính cá nhân.

Khi mở tài khoản thanh toán tại VietinBank, ngay lập tức bạn sẽ nhận được ưu đãi 50 nghìn đồng, phù hợp với châm ngôn "tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó" của Gen Z. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được mã giảm giá khi mua sắm hàng hoá, dịch vụ trên ứng dụng Shopee. Dù là chi tiêu cho mong muốn đi du lịch, đi chơi hay trong các cuộc công tác, bạn vẫn có thể dễ dàng tiết kiệm nhờ các chương trình khuyến mãi của VietinBank kết hợp với ShopeePay.

Chống lại những cám dỗ xung quanh, hay thị trường nhiều biến động, Gen Z vẫn đang ngày càng nỗ lực để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn, giảm thiểu mua sắm bốc đồng. Cùng với chương trình khuyến mãi VietinBank kết hợp với ShopeePay, Gen Z tận hưởng cuộc sống, nhưng vẫn tiết kiệm, rủng rỉnh tiền trong túi.

Không muốn phải “trả giá”, giới trẻ dần nói “không” với mua sắm bốc đồng - Ảnh 10.