Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới

Quang Vũ | 18-01-2021 - 13:16 PM

(Tổ Quốc) - Trong bối cảnh cả thế giới đang phải làm quen với “bình thường mới” và những hiểm họa có thể rình rập bất kì lúc nào, liệu kinh doanh online có thực sự là con tàu Noah cho các doanh nghiệp yên tâm ra khơi và bứt phá khi thập kỉ mới đã sang trang?

Những mảng sáng trong bức tranh kinh tế buồn 2020

Năm 2020, cú sốc mang tên COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. 12.000 tỷ USD là mức thiệt hại mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu, đây là mức tổn thất lớn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II và con số này được dự báo có thể lên 82.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Thương mại toàn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế giới, khoảng 35% số doanh nghiệp toàn cầu bên bờ vực phá sản và hàng trăm triệu người mất việc do COVID-19. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đã có tới 81% lực lượng lao động toàn cầu (khoảng 3,3 tỷ người) chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ.

Giữa xu hướng đi xuống của nền kinh tế toàn cầu, kinh doanh online lại cho thấy xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Úc, doanh số bán hàng trực tuyến trong tháng 11 đã tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng cao hơn 17% so với tháng 10/2020, đạt mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Còn tại New Zealand, kinh tế số trong quý III/2020 đã đạt tăng trưởng kỷ lục 14% so với quý II. So với cùng kỳ năm 2019, GDP của New Zealand đã tăng 0,4%. Báo cáo kết quả kinh doanh mà Amazon công bố ngày 29/10 cho thấy doanh thu của hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 96,1 tỷ USD, lợi nhuận tăng 197%, đạt 6,3 tỷ USD. Các con số này đều vượt xa kỳ vọng của giới phân tích.

Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới - Ảnh 1.

Amazon 'bỏ túi' 10.000 USD mỗi giây bất chấp năm đại dịch

Việt Nam và những con số biết nói của kinh doanh số

Nhìn lại năm 2020, ngay cả trong thời điểm Covid làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online vẫn duy trì con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn từ 2016-2020 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Năm nay đã chứng kiến sự bùng nổ của kinh doanh online, chỉ tính riêng doanh thu từ việc mua sắm trực tuyến đã tăng từ 20-30% so với cùng kì năm ngoái. Thậm chí, một số sàn thương mại điện tử lớn như Tiki đã phát sinh thêm từ 3.000-4.000 đơn hàng/phút. Saigon Co.op có mức giao dịch trực tuyến gấp 10 lần so với ngày thường

Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới - Ảnh 2.

Nhờ sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường bán lẻ tiêu dùng từ kênh truyền thống sang kênh trực tuyến giúp doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn duy trì được mức tăng 6,8%, chiếm 79% tổng mức; bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của tiêu dùng du lịch lữ hành (giảm 68,2%), lưu trú (giảm 5,4%). Năm 2021, bán lẻ tiếp tục được bình chọn là ngành sẽ có sức bật cao nhất, trong xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như một hành động bắt buộc. Chia sẻ bởi ông Lê Anh Huy, Phó Tổng Giám đốc Sendo tiếp tục nhấn mạnh: "Covid-19 ảnh hưởng khiến mình không thể gặp nhau, phải chuyển qua kinh tế số. Trong 2021 trở đi, dư địa phát triển thương mại điện tử còn nhiều tiềm năng".

Chính phủ cũng có Quyết định 749 đặt ra mục tiêu tham vọng đảm bảo kinh tế số đạt 20% GDP trong 2025 – thể hiện niềm tin với ngành kinh tế số. Đặc biệt, với việc Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu đạt 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến và doanh thu đạt 35 tỷ đô vào năm 2025; kinh doanh online đang chứng minh bản thân là xu thế trọng tâm của nền kinh tế Việt.

Kinh doanh online, không chỉ phao cứu sinh nhất thời

Theo Tổng cục Thống kê, mua sắm trực tuyến không chỉ phổ biến trong năm đại dịch 2020 mà còn trở thành xu hướng mới trong tương lai không xa. Bằng chứng là nhiều thương hiệu bán lẻ đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược mới nhằm tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng.

Cụ thể, các siêu thị như BigC, Vinmart… cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Các công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ mua hàng online như "Be đi chợ", Grab Mart… Ngay đến các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng.

Với việc Covid-19 ở thời điểm hiện tại vẫn đang hoành hành trên thế giới và được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn tác động không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn, thì khối lượng chuyển dịch mô hình kinh doanh online chắc chắn sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới và doanh nghiệp cần xác định kinh doanh online là con đường đầu tư dài hơi chứ không phải bài toán ứng phó nhất thời hay đi theo xu hướng. Có một sự thật là nhiều doanh nghiệp cảm thấy lo lắng khi đầu tư cho kinh doanh số và cho rằng đâu chỉ là phương án tạm thời trong thời gian dich. Nếu chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ không bỏ ra nhiều chi phí và thời gian cho quá trình công nghiệp hóa sản xuất. Tuy nhiên về dài hạn có thể nhận thấy rằng, đầu tư cho kênh online là đầu tư cho tương lai khi những nguy cơ như Covid 19 có thể xuất hiện bất kì lúc nào, và thành quả sẽ không chỉ dừng lại là thu hồi vốn

Tuy đời sống và nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời được bình ổn, tuy nhiên trước tình hình Covid vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới và đang rình rập quay trở lại nước ta bất kì lúc nào, doanh nghiệp cần coi việc chuyển đổi số từ kênh truyền thống sang kênh online là một nước đi đầu tư lâu dài để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đóng sẵn "con tàu Noah" để đứng vững và xuyên qua mọi cơn bão

Các doanh nghiệp, từ các chuỗi bán lẻ hàng thiết yếu, cửa hàng tiện ích thời trang đến rất nhiều ngành nghề khác, cần phải biết được sự vượt trội của sản phẩm ở đâu để có các kênh và chính sách bán hàng cạnh tranh dựa trên hai yếu tố: sự tiện ích, trải nghiệm khách hàng trong mua sắm. Doanh nghiệp phải xác định khách hàng ở đâu, cần sản phẩm gì thì sẽ tiếp cận ở đó.

Bước sang năm 2021, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng online bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống. Không chỉ đầu tư cho kênh bán hàng, nhà bán lẻ cần tập trung phân bổ ngân sách marketing, tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi số với hiệu quả cao và chi phí phù hợp

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần ngay lập tức trang bị cho mình bộ "vũ khí" bán hàng online, đảm bảo phát triển bền vững trước những thách thức bất ngờ ập đến:

Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới - Ảnh 3.

Một cửa hàng số chất lượng - Website

Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi bất chấp những rào cản vật lý về lệnh giãn cách và cách ly xã hội có thể xảy ra một lần nữa.

Nhân viên bán hàng tận tụy 24/7 - Chatbot

Đảm bảo việc tư vấn chốt đơn luôn được tiến hành 24/7, ngay cả khi thiếu hụt hoặc tinh giản nhân sự nếu dịch bùng phát trở lại.

Quản lý đa năng - CRM

Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi công việc: Bảo mật và lưu trữ data khách hàng; Tự động phân việc cho nhân viên; Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc từ xa của nhân viên nếu diễn ra tình trạng làm việc online tại nhà.

Doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng cho công cuộc "đóng tàu" giúp chinh phục mọi cơn bão bất ngờ?

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM