Mạnh tay chi 3 tỷ USD cho vũ khí này nhằm "để mắt tới Trung Quốc", Ấn Độ lộ tham vọng lớn?

DK | 27-09-2020 - 11:22 AM

(Tổ Quốc) - Các nhà phân tích của tờ India Today và tổng biên tập của Bulgaria Military đều nhận định rằng Ấn Độ đang nỗ lực để chiếm ưu thế trên không trước Trung Quốc ở biên giới tranh chấp.

India Today: Đơn hàng UAV trị giá 3 tỷ USD với Mỹ nhằm "để mắt tới Trung Quốc"!

Hôm 23/9, tờ India Today đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang chuẩn bị mua 30 máy bay không người lái (UAV) MQ-9B Guardian trong một thỏa thuận trị giá khoảng 3 tỷ USD với Mỹ.

6 UAV trong đơn hàng đầu tiên sẽ được phân bổ 2 chiếc cho lục quân, 2 chiếc cho hải quân và 2 chiếc cho không quân trong vài tháng tới.

Tốc độ quyết định mua sắm có trị giá 600 triệu USD này của Quân đội Ấn Độ cho thấy tính cấp thiết của việc nhanh chóng bổ sung vũ khí trang bị. 24 chiếc MQ-9B còn lại - dự kiến phân bổ 8 chiếc cho mỗi nhánh vũ trang của Quân đội Ấn Độ sẽ được mua trong vòng 3 năm tới.

Mạnh tay chi 3 tỷ USD cho vũ khí này nhằm để mắt tới Trung Quốc, Ấn Độ lộ tham vọng lớn? - Ảnh 1.

Hình ảnh tại nhà máy của General Atomics Aeronautical Systems cho thấy quá trình "đóng hộp" những chiếc UAV hiện đại để chuẩn bị giao cho khách hàng.

Thỏa thuận nói trên đã được thay đổi nhiều lần trong vòng 3 năm qua, đầu tiên là kế hoạch trang bị 22 UAV Sea Guardians cho Hải quân Ấn Độ, biến thể trinh sát phi vũ trang của MQ-9 vào năm 2017.

Sau đó, khi phía Mỹ đồng ý bán biến thể vũ trang của MQ-9 cho Ấn Độ, nó được chuyển đổi để trang bị cho cả hải, lục và không quân.

Cũng theo India Today, 6 UAV nói trên nhiều khả năng là các máy bay đã được sản xuất để cung cấp cho Quân đội Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ. Việc những chiếc MQ-9B Guardian này có được trang bị tên lửa Hellfire và các loại vũ khí không đối đất khác hay không vẫn là một ẩn số.

Từ tiêu đề của bài viết trên tờ India Today: "Để mắt đến Trung Quốc: Việc mua lại UAV trị giá 3 tỷ USD của Mỹ để Bộ Quốc phòng phê duyệt", không khó để xác định đối tượng tác chiến của các UAV vũ trang này là ai.

Mạnh tay chi 3 tỷ USD cho vũ khí này nhằm để mắt tới Trung Quốc, Ấn Độ lộ tham vọng lớn? - Ảnh 2.

MQ-9B Guardian sẽ giúp Ấn Độ giám sát chặt chẽ khu vực tranh chấp với Trung Quốc?

Bulgaria Military: Tham vọng của Ấn Độ không dừng lại ở đây!

Trước việc New Delhi nhanh chóng bổ sung vũ khí bằng các thương vụ tiêm kích Rafale từ Pháp, Su-30 từ Nga, UAV Heron từ Israel, và sắp tới là MQ-9B Guardian, MQ-1B Predator và P-8I Poseidon từ Mỹ, Boyko Nikolov, Tổng biên tập của trang tin Bulgaria Military bình luận:

"Việc Ấn Độ mua sắm hàng loạt vũ khí chỉ thể hiện một phần nhỏ tham vọng quân sự của New Delhi. Xung đột leo thang trong thời gian qua với Bắc Kinh mới chỉ củng cố những gì Ấn Độ đã dự báo - cần phải tìm cách đối phó với Trung Quốc và Pakistan.

Nhưng nếu như chỉ cách đây vài năm người Ấn có vẻ chỉ ngồi chờ và băn khoăn không biết nên mua thứ gì thì hôm nay họ đã biết mình cần gì và tìm mọi cách để có được nó.

Tham vọng của (Thủ tướng Ấn Độ) Modi không chỉ giới hạn ở đây (việc mua sắm vũ khí từ nước ngoài). Hôm 23/7, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ đã ký một thỏa thuận với một đối tác Ấn Độ để cùng nghiên cứu và phát triển UAV.

Tin mới bị rò rỉ ra truyền thông rằng Ấn Độ muốn nhanh chóng trang bị tên lửa chống tăng Spike của Israel. Chúng ta đang nói về 12 hệ thống và thêm 200 tên lửa chống tăng. Việc mua này thậm chí đã nằm trong ngân sách (của Ấn Độ)".

Mạnh tay chi 3 tỷ USD cho vũ khí này nhằm để mắt tới Trung Quốc, Ấn Độ lộ tham vọng lớn? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

MQ-9B Guardian đối đầu Wing Loong II, ai thắng?

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thường xuyên vận hành UAV trinh sát dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Ấn Độ, điều này đã được minh chứng bằng hình ảnh binh lính Ấn Độ tại Thung lũng Galwan.

Về phía Quân đội Ấn Độ, chắc chắn họ cũng đang sử dụng UAV Heron do Israel sản xuất trong khu vực.

Vào năm 2018, một chiếc Heron đã vượt qua LAC gần Doklam rồi rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc. Một năm trước đó, một UAV khác của Ấn Độ cũng rơi xuống lãnh thổ nước láng giềng.

Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming của tờ SCMP từng bình luận: "Quá trình mua sắm của Ấn Độ chậm và lượng UAV hạn chế. Bên cạnh đó các UAV tiên tiến không hề rẻ, trừ loại của Trung Quốc, do vậy tôi không thấy Ấn Độ áp đảo quân đội Trung Quốc về UAV ở khu vực biên giới".

Trong khi đó, Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu UAV lớn nhất thế giới. UAV thường sử dụng mẫu UAV trinh sát/tấn công GJ-2.

Mạnh tay chi 3 tỷ USD cho vũ khí này nhằm để mắt tới Trung Quốc, Ấn Độ lộ tham vọng lớn? - Ảnh 5.

UAV GJ-2 (Wing Loong II) trong duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 2019 (Nguồn: China Military).

Mặc dù không có thông tin chi tiết về việc PLA sở hữu bao nhiêu chiếc GJ-2 nhưng Trung Quốc đã bán 48 chiếc cho Pakistan với tên gọi khi xuất khẩu là Wing Loong II.

Cả Wing Loong II lẫn MQ-9B Guardian đều là các mẫu UAV chiến đấu tầm trung, sức bền cao (MALE). Theo bảng xếp hạng top 10 UAV của army-technology.com vào cuối năm 2019, MQ-9 được đánh giá cao hơn nhiều so với các đối thủ còn lại, đặc biệt là Wing Loong II.

Việc đánh giá này không chỉ liên quan tới các tính năng kỹ thuật mà còn về khả năng không chiến của loại UAV này. Theo Military.com, trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 11/2017 một chiếc MQ-9B Reaper đã bắn hạ một UAV khác bằng "tên lửa tầm nhiệt".

Mặc dù loại vũ khí chưa được tiết lộ nhưng đã có một số hình ảnh MQ-9B mang theo một tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, điều mà có lẽ còn lâu nữa GJ-2/Wing Loong II mới có thể làm được.

"MQ-9 được điều khiển bởi vệ tinh, có thể hoạt động ở độ cao 13.700 mét trong 35 giờ, các radar và cảm biến điện tử đủ khả năng phát hiện kẻ thù ở bất cứ đâu từ Vịnh Aden, eo biển Malacca hay Đông Ladakh".

Bulgaria Military dẫn nguồn một quan chức quốc phòng cấp cao Ấn Độ.

Mạnh tay chi 3 tỷ USD cho vũ khí này nhằm để mắt tới Trung Quốc, Ấn Độ lộ tham vọng lớn? - Ảnh 8.

MQ-9B có thể mang theo mang nhiều loại vũ khí đối đất như bom GBU-12 Paveway II, bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) GBU-38, tên lửa AGM-114 Hellfire II và đặc biệt là các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và AIM-92 Stinger.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM