Nghề môi giới bất động sản và chuyện chưa kể

(Tổ Quốc) - Không có thành công nào trải bằng hoa hồng, những cơ cực của nghề môi giới bất động sản được kể từ góc nhìn của những người đứng vững trước nửa thập kỷ sóng gió của thị trường.

Nước mắt trước hoa hồng

Nguyễn Hữu Tùng bắt đầu công việc môi giới bất động sản từ khoảng 6 năm trước, khi ấy trong tay anh chỉ có một chiếc xe Wave RSX cùng chiếc laptop do bố dành dụm sắm cho. Không kiến thức, không quan hệ, anh một mình trong một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.

Vài tháng đầu qua đi, không bán được sản phẩm nào, Tùng quyết định bán cả xe máy cùng laptop sau đó phải tới làm cho một tiệm dịch vụ Internet để có tiền trang trải cuộc sống và tiếp tục tích lũy cho công việc đã chọn.

Loay hoay không biết bắt đầu công việc từ đâu, mỗi ngày anh gọi 150-200 cuộc điện thoại mà hầu hết bị từ chối. Anh tiếp tục cần mẫn đi gõ cửa từng nhà ở Hà Nội để phát tờ 

rơi thông tin dự án. "Từ chối, chỉ trích thậm chí mắng chửi thậm tệ", Tùng hồi tưởng.

Nghề môi giới bất động sản và chuyện chưa kể - Ảnh 1.

Đến nay, khi đã là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TM&DV Yourhomes, câu chuyện về những ngày đầu chập chững vào nghề vẫn còn người mới nguyên với vị doanh nhân 27 tuổi Nguyễn Hữu Tùng.

Đây cũng là công thức chung mà hầu hết các môi giới bất động sản giai đoạn này gặp phải. Zen Nguyễn - một môi giới 5 năm kinh nghiệm tại TP.HCM cho biết cô còn bị không ít khách hàng buông lời tục tĩu chửi mắng, thậm chí dọa nạt truy tìm theo số điện thoại để "xử lý". Những áp lực khiến các môi giới tuổi 20 nhiều lần bật khóc.

"Làm 3-4 lần không được thì làm 10 lần sẽ được. Không có cách nào khác, chúng tôi phải tự vực dậy bản thân mình. Mọi người cứ nói mình cố nhưng thực sự phải nhìn lại xem đã cố hết mình chưa. Có những người làm việc từ 6h sáng tới 12h khuya, thậm chí 2-3h sáng vẫn nghe điện thoại. Còn mình, nếu sáng gọi vài ba cuộc, chiều gọi vài cuộc, 5h30 đi về thì không thể gọi là cố gắng được. Những người có cuộc sống sung túc, tiêu dùng thoải mái họ đã đánh đổi những thứ mà bạn chưa từng đánh đổi", cô gái 25 tuổi chia sẻ.

Nghề môi giới bất động sản và chuyện chưa kể - Ảnh 2.

Tùng cũng cho rằng, những người thành công là những người không bao giờ từ bỏ. Họ chăm chỉ không lười biếng đặt niềm tin vào mọi nỗ lực. Mọi người kiếm tiền hằng ngày, còn họ đang vươn lên từng ngày.

Tư duy thay đổi

"Phần lớn mọi người nhìn thấy thành công nhưng không ai nhìn thấy nước mắt trước đó. Không có thành công nào không phải trả giá cả", Tùng bộc bạch. Ngày nay, mọi người nhìn anh trên cương vị Tổng giám đốc của doanh nghiệp với hàng trăm cán bộ nhân viên, nhà sang, xế xịn. Nhưng vị doanh nhân 9X cho rằng, nhà cửa xe cộ, tiền tài vật chất chỉ là phần thưởng cho những nỗ lực của mình trước đó. Theo Tùng, cái được lớn nhất của anh là được gặp gỡ với những người đẳng cấp mà nếu không làm nghề môi giới bất động sản nghỉ dưỡng anh chẳng bao giờ có cơ hội ngồi cùng họ.

Nghề môi giới bất động sản và chuyện chưa kể - Ảnh 3.

Doanh nhân 27 tuổi chia sẻ, chúng ta sinh ra và lớn lên qua lời kể của ông bà, bố mẹ và quan niệm về địa chủ là những người tham lam. Tham lam nên mới giàu. Nhưng sau khi làm bất động sản nghỉ dưỡng, tôi hiểu ra những người giàu có thực chất đã tạo giá trị, giúp ích cho xã hội rất nhiều, thế nên họ mới giàu. Trước hết, mình cài đặt lại tư duy và niềm tin về người giàu. Những người giàu có đóng góp và là người mình phải học hỏi.

Với anh, tư duy về bản thân cũng thay đổi. Thay vì tự ti, so sánh với con nhà người ta, nghề nghiệp tạo cho anh niềm tin về khả năng của bản thân, biến ưu điểm thành thế mạnh và khắc phục nhược điểm thành ưu điểm.

Nghề môi giới bất động sản và chuyện chưa kể - Ảnh 4.

Để thành công trong ngành bất động sản, ngoài nỗ lực thôi chưa đủ, Nguyễn Hữu Tùng cho rằng các môi giới còn phải xây dựng một chương trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp hóa nghề môi giới bất động sản cũng chính là mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp của vị doanh nhân này đang hướng đến.

Thành công không phải công thức chung. Nghề môi giới bất động sản hào quang lắm nhưng cũng không dễ dàng gì. Muốn kiếm được nhiều tiền phải làm các công việc khó khăn hơn. Thực tế, xã hội chỉ chấp nhận trả nhiều tiền cho những công việc khó.

Nga PV

Tin mới