Ngoài học tập, việc làm, lớp 12 năm nay còn cân nhắc yếu tố trải nghiệm khi chọn trường

Quang Vũ | 07-05-2021 - 07:54 AM

(Tổ Quốc) - Nhiều sĩ tử bắt đầu cân nhắc đến yếu tố trải nghiệm khi chọn trường trong mùa tuyển sinh ĐH - CĐ năm nay. Bởi theo các bạn, càng giàu trải nghiệm càng có nhiều kỹ năng, linh hoạt thích ứng với yêu cầu của xã hội đặt ra cho nhân sự trẻ.

Trường "top", ngành "hot" không bằng trải nghiệm

Ngọc Hân (lớp 12, THPT Phan Huy Chú, Hà Nội) cùng nhóm bạn đang sôi nổi bàn luận "chọn ngành gì, trường nào" chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH - CĐ đang đến gần. Tuy nhiên, Hân và các bạn dường như không mấy quan tâm đến những trường ĐH "top đầu" vốn được sĩ tử bằng mọi cách vượt qua tỷ lệ chọi cao chót vót để vào hay ngành "hot" hồ sơ dự tuyển xếp dài như các năm trước.

Ngoài học tập, việc làm, lớp 12 năm nay còn cân nhắc yếu tố trải nghiệm khi chọn trường - Ảnh 1.

Nhiều học sinh lớp 12 có tâm lý khá thoải mái khi chọn trường, không bằng mọi giá "chọi" vào trường "top", ngành "hot"

"Chúng mình đang tìm chọn một trường ĐH trải nghiệm thật "chất", Ngọc Hân hào hứng chia sẻ. Theo cô bạn, khoảng vài năm trở lại đây, các ngành "hot" hay trường ĐH công lập "top đầu" không còn là lựa chọn đáng mơ ước, bằng mọi cách phải vào được để "oai với bạn bè và không làm xấu mặt bố mẹ". Lớp 12 bây giờ thực tế cho rằng chọn trường điểm cao, ngành "hot" trong khi không thực sự đam mê, sức học không đáp ứng đủ thì chỉ nắm chắc cơ hội... trượt. Thay vào đó, các bạn chuyển hướng sang lựa chọn an toàn: Vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo mà lại có nhiều trải nghiệm phù hợp với mong muốn của gen Z.

"Vào trường ĐH trải nghiệm, sinh viên được tham gia nhiều CLB, hoạt động sự kiện, đi nước ngoài giao lưu học hỏi... vừa học được kiến thức vừa có thêm kỹ năng, kinh nghiệm sống lại mới mẻ, thú vị hơn cách học truyền thống. Các trường ĐH này cũng có nhiều phương thức xét tuyển giảm áp lực, chắc suất đỗ hơn." Ngọc Hân phân tích.

Trong khi bạn bè còn đang bàn tán xôn xao thì Hân đã dừng lại ở thông tin về ĐH FPT. Cô bạn ấn tượng bởi các học xá hiện đại đầy đủ tiện ích sống và chuỗi hoạt động trải nghiệm phù hợp với xu thế mà trường đã, đang triển khai.

ĐH trải nghiệm - Lựa chọn mới của sĩ tử

Mùa tuyển sinh nhiều năm trước, giữa những thông tin "Điểm cao vẫn trượt ĐH", "ĐH top đầu gạt hồ sơ đi không hết"... là những con số đáng buồn về hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong đó rất nhiều người tốt nghiệp ĐH công lập có tiếng. "Những tin tức như vậy từng khiến mình hoang mang không biết nên chọn ĐH nào", Hân bộc bạch.

Ngoài học tập, việc làm, lớp 12 năm nay còn cân nhắc yếu tố trải nghiệm khi chọn trường - Ảnh 2.

ĐH trải nghiệm như ĐH FPT có cơ sở vật chất hiện đại, đa dạng hoạt động sinh viên được nhiều sĩ tử 2k3 ưu tiên lựa chọn

Nhiều báo chí, chuyên gia giáo dục đã phân tích: cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đa phần vì thiếu vốn sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng thích ứng với môi trường ngoài trường học. Rút kinh nghiệm từ đó, một số ĐH hiện tập trung trang bị trải nghiệm, kỹ năng cho sinh viên bên cạnh kiến thức hàn lâm. Nhiều sĩ tử lớp 12 cũng dần thay đổi tâm lý chọn trường "top", ngành "hot" sang chọn ĐH trải nghiệm vừa giảm áp lực thi cử vừa đón đầu xu thế xã hội.

"Theo tìm hiểu của mình, ĐH FPT có rất nhiều hoạt động trải nghiệm nhưng chủ yếu xoay quanh 6 nhóm: Trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm các hoạt động và khóa học về kỹ năng thế kỷ 21, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và văn hóa Á Đông, trải nghiệm các khóa học và hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai, trải nghiệm xu thế xã hội và văn hóa tương lai, trải nghiệm thế giới đa văn hóa. Các nhóm này phù hợp với tâm lý của 2k chúng mình và hợp thời nữa", Hân chia sẻ.

Ngoài học tập, việc làm, lớp 12 năm nay còn cân nhắc yếu tố trải nghiệm khi chọn trường - Ảnh 3.

Trải nghiệm ở trường ĐH đến từ các hoạt động học tập bình thường nhất, như buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp với sản phẩm được ứng dụng trong thực tế

Không quá lo lắng về khả năng đỗ ĐH FPT vì trường có nhiều phương thức xét tuyển giảm áp lực, Hân đã dự định: "Năm đầu vào, mình sẽ đăng ký đi nước ngoài học tiếng Anh trong 6 tuần. Sau đó, mình sẽ chọn 2-3 CLB nào đó tham gia. Nghe nói, ĐH FPT còn có nhiều khóa học kỹ năng nghe lạ tai như là quản lý cảm xúc, lãnh đạo... mình cũng muốn tham gia nữa." Cô bạn sẵn sàng học quân sự 1 tháng, sống trong doanh trại như những người lính, đi thiện nguyện, tập võ Vovinam hay tập chơi một loại nhạc cụ dân tộc. "Có thể bây giờ bạn nghĩ những việc đó là vớ vẩn, 'vác tù và hàng tổng' nhưng theo mình, trải nghiệm nào cũng đem lại bài học, kỹ năng có ích. Chúng sẽ phát huy tác dụng ở một điều kiện, hoàn cảnh nào đó", Hân chia sẻ.

Cũng giống những sinh viên khác, Hân hy vọng sớm có việc làm ưng ý sau khi tốt nghiệp. Kiến thức chuyên ngành tất nhiên phải học, nhưng cô bạn cho rằng kỹ năng sống, khả năng thích ứng với môi trường, "biết mình, biết người" cũng là yếu tố quan trọng để thành công.

"Mình tăng khả năng 'chọi' trong môi trường tuyển dụng bằng bộ kỹ năng sống có được từ ĐH trải nghiệm. Đó là khác biệt của mình nhưng lại đúng với những gì xã hội cần hiện nay", Hân tự tin nói.

Ngoài học tập, việc làm, lớp 12 năm nay còn cân nhắc yếu tố trải nghiệm khi chọn trường - Ảnh 4.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM