Không chỉ được biết đến với quả vải tươi, vùng đất Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng khá nổi tiếng với đặc sản vải thiều sấy khô. Vào thời điểm này, tới Lục Ngạn, không khó để bắt gặp các lò sấy tất bật vào vụ sản xuất mới.
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, thời điểm này, trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có nhiều lò sấy thiều hoạt động tích cực, góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân địa phương. Có mặt tại khu vực thôn Hợp Thành, xã Trù Hựu thời điểm này, ai cũng dễ dàng nhận thấy nhiều lò sấy vải thiều đang hoạt động. Ngay trên trục ĐT 289 vào Khuôn Thần đã có tới 8 lò sấy vải đang rực lửa, công suất mỗi lò sấy được cả chục tấn vải thiều tươi/mẻ. Cùng với việc tiêu thụ vải thiều tươi, thì hoạt động của các lò sấy đã góp phần giảm áp lực tiêu thụ vải thiều cho người trồng vải.
Là một người đã từng lăn lộn qua hàng chục vụ sấy vải tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, Ông Đỗ Tiến Đạt khá hiểu về sự khó khăn trong việc sấy vải của những người nông dân ở vùng quê Lục Ngạn. Sấy vải là một trong những công việc khó khăn vất vả nhất của người nông dân mà tôi. Sau những vất vả, khó khăn đó, thì những mẻ vải thiều sấy vừa đủ khô, bán được giá hơn so với vải tươi.
Công việc khó khăn nhất của việc sấy vải có lẽ là việc đảo vải. Để làm cho quả vải tươi thành khô trong vòng vài ngày thì nhiệt độ của lò sấy có thể lên tới 60-65 độ C. Nhiệt độ cao là vậy nhưng mùa sấy vải lại đúng vào tháng 6, tháng nóng nhất trong năm.
Mặc dù lò sấy và thời tiết nóng như vậy, nhưng người sấy vải vẫn phải đeo găng tay và lên lò sấy để đảo đều vải trên lò. Nếu không có công đoạn đảo thì vải có thể bị cháy, khô không đều.
"Những anh em sấy vải như chúng tôi thường đùa nhau rằng lò sấy vải cũng chính là lò sấy người. Bằng chứng là qua mùa sấy vải người giảm cân ít nhất cũng mất vài kg, còn người nhiều nhất có thể giảm mất hơn 10 kg. Công việc khó khăn là thế nhưng bằng nỗ lực và hy vọng vào một mùa vải khô được giá, chúng tôi vẫn liên tục hoàn thanh tốt công việc này." - anh Long làm việc tại lò sấy vải chia sẻ.
Vải thiều sấy khô là một trong những mặt hàng chủ lực phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu của người dân Lục Ngạn.
Theo giá thu mua tại lò, mỗi tấn vải sấy khô được bán với giá 30 triệu đồng. Tuy nhiên theo ông Hùng chia sẻ, năm nay vài Lục Ngạn mất mùa thì mức giá có thể lên cao khoảng 70 - 80 triệu/ 1 tấn vải khô.
Bảo Trung