Người mẹ 10 năm không dám ăn vì bệnh tật, chịu đau để lo cho con

| 30-03-2023 - 21:41 PM

(Tổ Quốc) - Sau gần chục năm chịu đựng, phải nhịn ăn, nén nỗi đau bệnh tật để lo cho con gái, người mẹ ấy giờ đây hạnh phúc đến rơi nước mắt.

Đó là câu chuyện của bà H.T.Loan, 65 tuổi, người dân tộc Thái, ở tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi gặp người phụ nữ ấy sau khi bà mới trải qua quá trình điều trị tại trung tâm tiêu hóa một bệnh viện tư có tiếng ở Hà Nội. 

Người mẹ 10 năm nén đau, nhịn ăn để dành tiền nuôi con ăn học

"Nhiều đêm ở nhà một mình, đau ngực quá, cô chỉ biết tìm nước ấm uống cho dịu đi. Ăn vào bị nghẹn nên cô chỉ dám ăn một ngày hai bữa, cô không dám ăn mấy". Căn bệnh xuất hiện khiến việc ăn uống của bà Loan chẳng khác nào một cực hình.

"Căn bệnh này sợ lắm, nhiều lúc người ta mời đi ăn cỗ, ăn cưới, cô chẳng dám đi vì sợ đang ăn mà cơn nghẹn nó lên, thức ăn các thứ trào ra đấy thì xấu hổ lắm. Thế nên cô cũng chẳng dám giao tiếp nhiều với hàng xóm, họ hàng", bà Loan tiếp tục ngậm ngùi.

Cứ thế ròng rã suốt gần chục năm, người mẹ ấy âm thầm chịu đựng những cơn đau thắt ngực và cơn nghẹn mà không hề nói cho con gái biết. Hai mẹ con ở xa nhau, bà chỉ lo cho con, "Thời điểm bắt đầu bị là lúc con gái cô đang học đại học. Mẹ mà chữa bệnh thì con không có tiền để đi học. Thế nên cô nghĩ rằng, thôi thì cố gắng chịu, mình thế nào cũng được, để con còn được đến trường. Dần dần cũng trôi qua, cơn nghẹn lúc lên lúc giảm…".

photo-1

Bà Loan ngậm ngùi nhớ lại những năm giấu bệnh

Nỗi sợ ung thư xâm chiếm đầu óc, sợ phát hiện ra thì "bất hạnh cho con gái lắm"

Nhiều người tò mò hỏi lý do bà không ăn, không dự các đám cỗ trong làng, bà Loan kể cho họ nghe về chứng nghẹn của mình. Dân quê lại chân chất, thật thà, họ động viên bà xác định tư tưởng vì người thân của họ cũng bị "nghẹn" như bà, không chữa được nên ra đi cả.

Thêm cả triệu chứng đau thắt ngực, cứ mỗi lần ăn vào, thức ăn tắc nghẽn là cơn đau ngực lại dâng lên. Càng đau, càng khó ăn càng khiến bà lo sợ mình bị ung thư.

Nỗi tuyệt vọng càng lớn, bà  càng nén đau vào trong và cố sống thật vui để con gái không phải lo lắng. Người mẹ ấy tiếp tục trì hoãn vì sợ "Cháu nó mới ổn định cuộc sống, công việc, giờ mà lo chữa trị cho mẹ nữa thì bất hạnh quá".

Có những lần cơn đau khiến bà không chịu nổi, buộc phải đi khám. Bà chỉ lẳng lặng đến bệnh viện gần nhà rồi được kết luận là rối loạn tiền đình và lấy thuốc về uống. Cứ vậy bà Loan không nói nửa lời với con.

Mải công việc mong kiếm tiền sớm báo đáp mẹ, cô con gái tự trách mình bao năm để mẹ giấu bệnh

"Em ở xa, chỉ thỉnh thoảng lắm mới về thăm mẹ mà có về thăm cũng chỉ ở lại được 1 - 2 ngày. Mẹ có bỏ ăn cũng chỉ nghĩ là chắc mẹ hơi mệt", con gái bà Loan cũng không cầm được nước mắt khi nghe mẹ kể về những năm tháng đã qua.

Như bao người con khác, cô cũng chỉ mong công việc thuận lợi, kiếm được thu nhập ổn định để báo đáp công ơn nuôi nấng sinh thành của mẹ. Cô cũng đã cẩn thận mua bảo hiểm sức khỏe cho mẹ, phòng khi tuổi già trái gió trở trời. Ai ngờ ngày phải đưa mẹ nhập viện lại sớm đến vậy.

Nhớ lại thời điểm phát hiện ra bệnh mẹ, cô chia sẻ "Em chủ quan quá, đợt Tết rồi về nhà ở với mẹ lâu lâu mới thấy mẹ không chịu ăn uống gì, ăn thì nghẹn, có những lúc cơn nghẹn khiến hai mẹ con chỉ biết khóc nhìn nhau. Em với mẹ đều lo, nhỡ ung thư rồi."

Đưa mẹ ra Hà Nội, con gái bà Loan hỏi han khắp nơi để tìm bệnh viện, tìm bác sĩ tốt chữa trị cho mẹ. Được một người bạn tin tưởng giới thiệu, cô đưa mẹ đến Trung tâm Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Sau quá trình thăm khám, nội soi dạ dày và chiếu chụp, bà Loan được kết luận bị co thắt tâm vị, loại trừ các căn bệnh nghi ngờ như ung thư, tim mạch. Hai mẹ con cùng thở phào nhẹ nhõm vì không bị căn bệnh nặng (ung thư - PV) như mình lo lắng trước đây.

photo-1

Thạc sĩ BS Lê Dương Tiến, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ: "Co thắt tâm vị là tình trạng mất nhu động thực quản. Biểu hiện là khó giãn cơ thắt dưới của thực quản, làm cho thức ăn hay nước uống xuống dưới thực quản, dạ dày sẽ bị nghẹn lại. Về lâu về dài bệnh nhân có thể bị suy kiệt, ảnh hưởng đến tính mạng."

Tìm ra được đúng bệnh nhưng con gái bà Loan vẫn chưa khỏi lo lắng bởi trước khi làm thủ thuật, bác sĩ có giải thích cụ thể về những rủi ro có thể xảy ra.

"Dựa vào tình hình cũng như hoàn cảnh của bệnh nhân Loan, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp nong tâm vị bằng bóng hơi. Đây là phương pháp rất hiệu quả, cải thiện triệu chứng và giúp bệnh nhân ổn định tình trạng bệnh trong 5-7 năm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của bác sĩ nội soi, chúng tôi phải thật sự cẩn thận để tránh biến chứng vỡ thực quản", bác sĩ Tiến cho biết.

Tin tưởng vào bác sĩ và ekip, cô con gái ngồi chờ trước cửa phòng nội soi rồi thở phào nhẹ nhõm vì chỉ sau 20 phút, ca nong tâm vị cho bà Loan đã thành công. Một ngày sau can thiệp, bà Loan đã có thể ăn uống bình thường.

photo-2

Nhìn mẹ ăn bát phở ngon lành như chưa bao giờ từng được ăn, con gái bà Loan cười tươi hạnh phúc.

Ngồi nhìn mẹ ăn bát phở ngon lành như chưa bao giờ từng được ăn, con gái bà Loan hạnh phúc vô cùng. Đó cũng là niềm hạnh phúc chung của bác sĩ Tiến và cả ekip nội soi ngày hôm đó.

photo-3

Thông qua trường hợp bệnh nhân Loan, bác sĩ Tiến cũng cảnh báo, khi có các triệu chứng như nuốt nghẹn, đau ngực, trào ngược thức ăn, người dân cần tới các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám cụ thể, tìm đúng bệnh nhằm điều trị đúng hướng, tránh những nguy hiểm không đáng có.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

MB dẫn dắt làn sóng đổi mới "Z hoá" ngành ngân hàng

Là ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số và sáng tạo, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) liên tục ra mắt thị trường những sản phẩm "siêu thẻ" độc đáo, tích hợp nhiều tính năng, đồng thời "săn lùng" kho ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng của mình, thể hiện rõ sự "yêu và chiều" của MB dành cho thế hệ khách hàng hiện đại.