Những “tấm lụa đào” dệt nên sắc màu cảm xúc ấn tượng trong “Bố Già” bản điện ảnh

Quang Vũ | 08-03-2021 - 15:17 PM

(Tổ Quốc) - Không chỉ lôi cuốn khán giả trong câu chuyện của đại gia đình Giàu, Sang, Phú, Quý hay mối quan hệ của Ba Sang và Quắn, hình ảnh các nhân vật nữ với những thông điệp riêng mà mỗi người mang đến trong "Bố Già" bản điện ảnh cũng khiến người xem suy ngẫm.

Hai Giàu (NSND Ngọc Giàu): "Sâu cay", ích kỷ nhưng một mực thương con

Hai Giàu lại là người phụ nữ tạo ra nhiều nút thắt cho cuộc sống của Ba Sang và Quắn. Là chị cả trong gia đình 4 anh em Giàu - Sang - Phú - Qúy, bà Hai Giàu lại có phần ích kỷ và hay khinh miệt, nhất là với gia đình Ba Sang. Những lời nói "cứa tim" của bà đã tạo nên không ít xào xáo trong nhà. Nhưng xuyên suốt 100 phút, đằng sau những lời nói gây tổn thương cho những người xung quanh, phim lại khiến khán giả liên tục đặt câu hỏi là Hai Giàu có thực sự "độc địa" như những gì bà thể hiện?

Những “tấm lụa đào” dệt nên sắc màu cảm xúc ấn tượng trong “Bố Già” bản điện ảnh - Ảnh 1.

Bà Ánh (Lan Phương): "Nữ hoàng tốp lô" đanh đá với nỗi niềm không dễ sẻ chia

Là em dâu cũng thuộc "phe" phản diện cùng với bà Hai Giàu, thím Ánh được Ba Sang gọi với danh xưng hoành tráng: Nữ hoàng tốp lô. Thoạt đầu, sự đanh đá, chua ngoa của Ánh không chỉ khiến khán giả khó chịu mà còn gây nên tranh cãi khi nhân vật này thường xuyên buông những câu thiếu tôn trọng người "đầu ấp tay gối" đúng như Ba Sang diễn tả "hỗn không ai hỗn lại". Khi những tưởng Ánh sẽ là người góp phần khơi gợi mọi nguồn cơn xung đột trong đại gia đình Giàu - Sang - Phú - Quý, màn "bẻ lái" dần về cuối phim khiến nhiều người bất ngờ lẫn xúc động bởi những nỗi khổ riêng. Một người phụ nữ dữ dằn và cay nghiệt như thế, hóa ra cũng chịu nhiều đau đớn bên trong, khi cô chưa một lần được làm mẹ, khi cô muốn bảo vệ người chồng nhu nhược trước lời ra tiếng vào của thiên hạ, khi cô lo lắng sẽ mất đi người thân duy nhất của mình.

Những “tấm lụa đào” dệt nên sắc màu cảm xúc ấn tượng trong “Bố Già” bản điện ảnh - Ảnh 2.

Cẩm Lệ (Lê Giang): Người phụ nữ truyền thống sẵn sàng phá bỏ quy tắc để yêu một người

Bên cạnh hai người phụ nữ trong nhà, một người phụ nữ "thân cận" với Bố Già không thể không nhắc đến, chính là Cẩm Lệ - bà chủ một tiệm may trong con hẻm lao động, là hàng xóm và cũng là người "thương thầm" Ba Sang suốt nhiều năm. Cẩm Lệ luôn san sẻ những điều trong cuộc sống với gia đình Ba Sang, Quắn và Bù Tọt, chấp nhận cuộc sống đơn độc để có thể bên cạnh lo lắng và chia sẻ mọi chuyện với người mình thương.

Những “tấm lụa đào” dệt nên sắc màu cảm xúc ấn tượng trong “Bố Già” bản điện ảnh - Ảnh 3.

Cẩm Lệ đại diện cho người phụ nữ hiện đại: Độc lập và quyết đoán. Tính cách của nhân vật này cũng rất rõ ràng nhưng không kém phần khéo léo, linh hoạt. Như khi chăm sóc gia đình Ba Sang, Cẩm Lệ vẫn luôn dịu dàng và ân cần hết mực. Như khi dùng tiền của mình để phụ ông Sang trả nợ… dù chỉ là người dưng, người xem lại thấy một Cẩm Lệ cứng rắn và mạnh mẽ thế nào.

Ở Cẩm Lệ là sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Khi bên trong người phụ nữ yêu những điều hoài cổ, các quy tắc truyền thống vẫn sẵn sàng phá bỏ những quy tắc của mình để chọn lực một tình yêu chân thành với Ba Sang. Chính sự xuất hiện của Cẩm Lệ trong "Bố Già" bản điện ảnh đã thổi làn gió mới cho tình tiết của bộ phim: người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ, dám thương, dám yêu.

Bù Tọt (Ngân Chi): Cô bé cộp mác "bà cụ non" chính hiệu

Bù Tọt trong "Bố Già" bản điện ảnh không như bao đứa trẻ khác. Mặc dù thích búp bê, thích quần áo mới nhưng Bù Tọt lại mang đến một hình ảnh trưởng thành và thẳng thắn "có gì nói đó" và không ngại "chỉnh" anh trai Quắn của mình. Ngoài tính tình "cụ non", Bù Tọt còn là một minh chứng rõ ràng cho câu nói: "Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh". Sống cùng với Ba Sang - một ông bố bao đồng, thích lo chuyện thiên hạ nên Bù Tọt cũng thích đi "hóng hớt" chuyện trong nhà ngoài ngõ.

Những “tấm lụa đào” dệt nên sắc màu cảm xúc ấn tượng trong “Bố Già” bản điện ảnh - Ảnh 5.

Nhưng trên hết cô bé là người tình cảm, mỗi khi bác Hai Giàu đòi tiền hay nói những điều không tốt với Ba Sang, Bù Tọt lại nói ngay với Quắn để "đi đòi công lý". Khi ba và anh không có tiếng nói chung cô bé là người chủ động để gia đình vui vẻ. Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, sự xuất hiện của cô con gái nhỏ đã khiến gia đình Ba Sang trở nên ấm cúng, và cũng là sợi dây ngầm kết nối tình cảm của những người thân lại với nhau

Mẹ Bù Tọt: Xinh đẹp, khó đoán và lắm chiêu nhất "Bố Già"

Là nhân vật mấu chốt và luôn tạo cảm giác tò mò mỗi khi xuất hiện, mẹ Bù Tọt đóng vai trò thắt nút - mở nút cho nhiều diễn biến có phần kịch tính về sau.

Những “tấm lụa đào” dệt nên sắc màu cảm xúc ấn tượng trong “Bố Già” bản điện ảnh - Ảnh 6.

"Bố Già" phiên bản điện ảnh đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM