• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nỗ lực chống đại dịch Covid-19 đang mang đến hy vọng cho thế giới

Thế giới 17/04/2021 11:46

(Tổ Quốc) - Theo hãng CNN, quá trình triển khai vaccine đã giúp châu Mỹ và châu Âu vượt qua được giai đoạn tồi tệ nhất của dịch bệnh Covid-19.

New Zealand và Australia được xem là quốc gia đạt được thành công nhất định trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Trong khi các quốc gia khác phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng của dịch bệnh thì New Zealand chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa trong 5 tuần. Mặc dù biên giới nước này vẫn đóng cửa trong hơn một năm nay nhưng các lễ hội âm nhạc vẫn diễn ra. Cả nước đã báo cáo khoảng 2.500 ca mắc Covid-19 và 26 trường hợp tử vong.

Nỗ lực chống đại dịch Covid-19 đang mang đến hy vọng cho thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: CNN

Tương tự như vậy, một số quốc gia khác ở châu Á – Thái Bình Dương cũng được đánh giá là đạt được thành công nhất định trong cuộc chiến chống đại dịch.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Lowy (Australia), hai khu vực tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 là châu Âu và châu Mỹ, đặc biệt là hai nước Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, đến hiện tại cục diện đã thay đổi.

Trong khi Mỹ và Anh đang dẫn đầu thế giới về chiến dịch tiêm chủng hàng loạt thì một số nước châu Á – Thái Bình Dương lại được đánh giá là đang chậm trễ triển khai chương trình vaccine đối phó với làn sóng dịch bệnh mới. Ước tính khoảng 37% dân số Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine đến thời điểm này. Washington dự kiến có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa hè năm nay sau khi chương trình tiêm chủng áp dụng quy mô lớn. Tương tự, Vương quốc Anh – quốc gia đầu tiên áp dụng chương trình vaccine - đã tiêm chủng cho khoảng 47% dân số.

Mặc dù New Zealand, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản đều đạt được thành công nhất định trong cuộc chiến chống dịch bệnh nhưng tỷ lệ tiêm chủng của các nước này chỉ đạt khoảng 4% dân số.

Australia đã tiêm phòng cho khoảng 1,2 triệu người – ước tính chưa đến 5% tổng dân số tính đến ngày 12/4. Còn New Zealand là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Giới quan sát cho rằng, quá trình triển khai vaccine chậm của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương xuất phát từ lý do khu vực này chưa ký được thỏa thuận với các nhà sản xuất vaccine.

Một số ý kiến giải thích việc triển khai vaccine chậm trễ vì muốn kiểm tra tốt nhất chất lượng các loại vaccine. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cho rằng các quốc gia này nên nhanh chóng triển khai tiêm chủng nhằm tránh nguy cơ rủi ro của dịch bệnh.

Mỹ và Anh "đánh cược" vào vaccine

Trong các tháng đầu tiên của dịch bệnh, một số quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã áp dụng các biện pháp như đóng cửa biên giới, phong tỏa, xét nghiệm trên quy mô rộng và truy dấu vết liên lạc. Đây là các cách tiếp cận đầu tiên và mang lại thành công nhất định cho các quốc gia khu vực này.

Trong khi đó, dịch bệnh tại châu Âu và châu Mỹ vẫn vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuyệt vọng với việc đối phó khủng hoảng dịch bệnh diễn ra, các quốc gia ở khu vực này đã bắt đầu tập trung nỗ lực vào chương trình vaccine.

Ông Robert Carnell – trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc công ty dịch vụ tài chính ING cho biết, các quốc gia này đang đầu tư mạnh vào phát triển vaccine và đã đạt được nhiều lợi ích.

"Các quốc gia này đã tham gia đầu tư lớn về tiền bạc. Điều đó phần nào đã đền đáp cho Vương quốc Anh", ông Robert Carnell nhấn mạnh.

"Diễn biến dịch bệnh khiến các nước này buộc phải làm bất kỳ điều gì có thể nhằm thoát khỏi dịch bệnh", ông Bill Bowtell – Giáo sư về sức khỏe công cộng tại Đại học New South Wales cho biết.

Vào tháng 12, các quốc gia bao gồm Anh và Mỹ đã bắt đầu triển khai chương trình vaccine. Châu Á cũng đã khẩn trương triển khai lộ trình vaccine tương tự. Trung Quốc đã bắt đầu tiêm chủng cho các nhóm đối tượng chủ chốt (nhân viên y tế) trong tháng 12 năm ngoái. Đến tháng 1 năm nay, Ấn Độ - một nhà sản xuất dược phẩm lớn cũng đã cho biết bắt đầu triển khai tiêm chủng quy mô lớn trong toàn quốc.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đầu tháng này, tân Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon đã lên tiếng về chương trình triển khai vaccine chậm chạp và Hàn Quốc hiện là quốc gia triển khai vaccine chậm nhất trong khối OECD.

Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết sẽ không vội triển khai chương trình vaccine để có thời gian kiểm định chất lượng. Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng nhấn mạnh sẽ theo dõi quá trình triển khai vaccine ở các nước khác trước khi triển khai trên toàn quốc.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ