Nói lời “yêu lại từ đầu” nếu công ty sở hữu 2 chính sách này

Quang Vũ | 17-01-2022 - 10:46 AM

(Tổ Quốc) - Liệu một công ty chỉ có lương cao sẽ là "bến đỗ" tốt để bạn dành 8 tiếng/ngày? Trong năm 2022, câu trả lời sẽ là không! Hãy chọn một doanh nghiệp "chạm" được hạnh phúc thực sự và tăng trải nghiệm lao động của bạn.

Trải nghiệm, trải nghiệm nữa, trải nghiệm mãi!

Sau một thời gian dài "oằn mình" với dịch bệnh, một công việc "làm công ăn lương" không còn làm người lao động hài lòng. Thay vào đó, họ hướng đến việc gia tăng trải nghiệm trong công việc. Doanh nghiệp không còn là "bốn bức tường", nơi nhân viên đến làm việc 8 tiếng/ngày, mà vượt ra khỏi giới hạn và trở thành một "bể" để người lao động tự do phát triển.

Nghiên cứu The Future of Work (tạm dịch: Tương lai thị trường lao động) cho biết, trải nghiệm của nhân viên có ảnh hưởng rõ rệt đối với hiệu suất của họ trong công việc. Một ví dụ điển hình cho việc tạo dựng trải nghiệm cho nhân viên là Google. Trong 8 tiếng làm việc tại đây, nhân viên có thể thoải mái "dừng" công việc đang bị bí và tham gia một số hoạt động tiện ích như: chơi bowling trong nhà, hoặc nếu phải "tạm trú" một đêm tại công ty, nhân viên hoàn toàn có thể tìm đến dịch vụ giặt là miễn phí. Với tất cả các chăm sóc "đặc biệt" này, nhân viên của Google đều trả lời rằng hiệu suất của họ được gia tăng.

Ngoài ra, áp dụng hình thức làm việc từ xa cũng là một trong những cách gia tăng trải nghiệm lao động cho nhân viên. "Một ngày làm việc 8 tiếng mà chỉ có ngồi cắm mặt vào máy tính trong một không gian hẹp, chắc mình sẽ sớm bỏ chạy mất. Cũng may sau đợt dịch, công ty mình bắt đầu cho nhân viên làm việc linh hoạt, trừ nhóm sản xuất phải buộc lên nhà máy, khối văn phòng tụi mình có quyền lựa chọn làm việc tại nhà, miễn sao công việc hoàn thành." - Đó là chia sẻ của Minh Anh (24 tuổi) - một bạn nhân viên văn phòng của Nestlé Việt Nam về hình thức làm việc từ xa mà gần đây công ty áp dụng để gia tăng trải nghiệm nhân viên.

Nói lời “yêu lại từ đầu” nếu công ty sở hữu 2 chính sách này - Ảnh 1.

Sự trỗi dậy trong xu hướng trải nghiệm của người lao động đã "tái định hình" các chiến lược nhân sự của doanh nghiệp trên thế giới

Một nhân viên hạnh phúc khi hầu bao rủng rỉnh

Bây giờ là thời đại mà dù lên mạng, ra quán cà phê, ngồi trong văn phòng, mọi người sẽ được nghe ra rả về chứng khoán, còn không thì là chơi coin, tiền ảo… Nhìn chung, không chỉ riêng những người freelancer kiếm tiền bằng các công việc khác nhau, dân văn phòng hiện tại cũng đã dòm ngó đến các "miếng cake" này, để gia tăng thu nhập tài chính. Theo đó, trên thị trường chứng khoán, dù là một năm đầy biến động, nhưng thị trường chứng khoán có đến hơn 1,31 triệu tài khoản mới trong vòng 11 tháng đầu năm.

"Có tiền rủng rỉnh xài mỗi tháng ai mà chẳng vui!" - bạn P.V. (26 tuổi) đang làm Marketing Executive tại công ty săn đầu người chia sẻ. Tuy nhiên, trong tập 1 của chương trình Vietnam HR Awards Podcast, các chuyên gia đánh giá dù việc tăng thu nhập tài chính từ công việc bên ngoài giúp nhân viên hạnh phúc hơn, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu suất làm việc suy giảm. Họ chia sẻ, sự trồi sụt của thị trường chứng khoán khiến đội ngũ lao động "mất ngủ" hàng đêm liền và trạng thái cảm xúc tiêu cực nhiều, dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả. Vậy làm sao để sức khoẻ tài chính, hay cụ thể hơn là làm sao để nhân viên gia tăng thu nhập hằng tháng nhờ vào "điểm xanh, điểm đỏ"?

Tờ Forbes cho biết, 46% lãnh đạo đưa các chương trình cung cấp kiến thức về sức khoẻ tài chính vào trong việc quản trị để hệ thống vận hành hiệu quả. Không chỉ được người lao động thế giới "thả tim", xu hướng này cũng đang "len lỏi" vào dòng chảy thị trường Việt Nam. Được biết, các nhân viên tại công ty Dragon Capital thường xuyên được cập nhật kiến thức về các hình thức thu nhập thụ động như đầu tư chứng khoán, xếp hạng danh mục đầu tư, nhằm giúp cung cấp kiến thức để nhân viên hiểu đúng và làm đúng.

Nói lời “yêu lại từ đầu” nếu công ty sở hữu 2 chính sách này - Ảnh 2.

Hậu Covid-19, sức khoẻ tài chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp "va vào" hạnh phúc của nhân viên

"Khi quan sát các doanh nghiệp Việt Nam ứng biến với con sóng Covid-19, chúng tôi nhận thấy những quan tâm của người lao động và cả doanh nghiệp đã thay đổi, không chỉ dừng lại ở "đủ ăn đủ mặc", người lao động giờ đây còn mong muốn có được sự an toàn về tài chính. Qua chương trình này, Dragon Capital muốn mang đến những thông tin hữu ích nhằm nâng cao sức khỏe tài chính (financial wellness) cho người lao động thông qua các chiến lược nhân sự của doanh nghiệp, từ đó nâng cao đời sống của họ và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam." - đại diện của Dragon Capital chia sẻ trong chương trình Vietnam HR Awards Podcast.

Bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều bí kíp chọn và kiểm định chất lượng công ty thông qua nhiều chia sẻ thiết thực, hợp xu hướng từ 8 giám đốc nhân sự và lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với chuỗi Vietnam HR Awards Podcast. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng có thể tham khảo và chia sẻ về chuyện nghề thông qua chuỗi podcast này.

Với thời lượng ba tập, chuỗi podcast tiên phong của giới HR mang tên Vietnam HR Awards Podcast với chủ đề "Matters That Matter" được phát sóng vào lúc 20:00 mỗi thứ Năm hàng tuần từ ngày 30/12/2021, trên fanpage chính thức của Vietnam HR Awards, Spotify, Apple Music, Youtube và Google Podcast. Chương trình được đồng hành bởi SeABank và Dragon Capital, cùng với sự hỗ trợ của đối tác sản xuất VoizFM. Theo dõi và cập nhật thông tin tại đây: https://bit.ly/VNHRAPC7

photo-2

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM