Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri. Đây là minh chứng cụ thể cho tinh thần đổi mới, trách nhiệm, sự tôn trọng ý kiến của cử tri, quan tâm đến kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của Quốc hội.

(Tổ Quốc) - Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri. Đây là minh chứng cụ thể cho tinh thần đổi mới, trách nhiệm, sự tôn trọng ý kiến của cử tri, quan tâm đến kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của Quốc hội.

Ngày 26/5/2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội quyết định đưa ra thảo luận tại hội trường đối với nội dung kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4.

Tiếp nối thành công của phiên thảo luận đầu tiên, tại Kỳ họp thứ 6, trong phiên làm việc sáng 20/11/2023, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong đổi mới hoạt động của Quốc hội khóa XV, được các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá rất cao.

Bài 1:  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 1.

Đánh giá cao sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Anh Công – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri có ý nghĩa rất lớn.

Bài 1:  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 2.

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội quyết định đưa ra thảo luận tại hội trường đối với nội dung kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.

Theo đại biểu Hoàng Anh Công, từ Quốc hội khóa XII, lần đầu tiên Quốc hội đưa ra Báo cáo về tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri để đến khóa XV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri như hiện nay. Đây là một bước tiến rất lớn.

"Việc Quốc hội khóa XII lần đầu tiên ra đưa ra Báo cáo về tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri chính là bước khởi đầu rất quan trọng. Tôi nhớ thời điểm đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội khóa XII đã có quyết tâm chính trị rất cao đưa báo cáo này ra trước Quốc hội. Điều này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng và đến Quốc hội khóa XV là một bước tiến lịch sử khác khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri", đại biểu nhắc lại.

Nhấn mạnh thảo luận tại Quốc hội chính là hình thức giám sát tối cao của Quốc hội đối với nội dung này, đại biểu Hoàng Anh Công cho rằng đây là sự thay đổi có ý nghĩa rất lớn, tạo được niềm tin của cử tri và nhân dân khi những công việc, những nguyện vọng của người dân được đưa tới diễn đàn Quốc hội và được thảo luận, giám sát trực tiếp tại Quốc hội. Việc này có ý nghĩa chính trị rất lớn, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, với Quốc hội.

Quốc hội không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt: (Bài 1):  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, về mặt nội dung, qua thảo luận trực tiếp ở hội trường, đại biểu Quốc hội có thể căn cứ vào việc giải quyết kiến nghị cử tri của Chính phủ, các Bộ, ngành, của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao… để từ đó đưa ra đánh giá về những nội dung đã làm được, những nội dung chưa làm được, những nội dung còn nợ cử tri, nhân dân.

Từ đó, góp phần tăng trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ trưởng, trưởng ngành… trong việc cần thiết phải trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri và xác định trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan.

"Như Bác Hồ nói "trăm việc đều do dân". Vì vậy phải lấy công việc của dân làm trung tâm, hoàn thành công việc của nhân dân giao cho là công việc ý nghĩa chính trị rất lớn. Tôi nghĩ đây là bước tiến rất lớn, sự đổi mới rất lớn của Quốc hội khóa XV", đại biểu Hoàng Anh Công một lần nữa khẳng định.

Quốc hội không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt: (Bài 1):  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 4.

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc Quốc hội đưa nội dung kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri vào chương trình kỳ họp để các đại biểu Quốc hội cùng thảo luận là rất đúng đắn, đáp ứng mong mỏi của cử tri và nhân dân…

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, việc thảo luận góp phần đánh giá toàn diện, đầy đủ về kết quả cũng như tồn tại, hạn chế trong việc tiếp nhận, phân loại và giải quyết trả lời kiến nghị của cử tri của Quốc hội, các bộ, ngành.

"Điều này càng minh chứng trong thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Qua đó, tiếp tục khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với nhân dân, luôn đồng hành với nhân dân", đại biểu nhấn mạnh.

Bài 1:  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 4.

Có thể nói, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát đã tiếp tục có những đổi mới, chú trọng hơn vào việc hoàn thiện thể chế, ban hành các Nghị quyết, kết luận, hướng dẫn, cải tiến cách thức hoạt động một số hoạt động giám sát.

Theo đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, việc lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đã chứng tỏ hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai và minh bạch hơn.

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Thị Lan – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh nhận thấy, việc tiếp nhận, chuyển kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thời gian qua đã được Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chú trọng hơn và đạt nhiều kết quả.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả hơn. Hàng tháng, Ban Dân nguyện đã báo cáo kết quả công tác dân nguyện của Quốc hội với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục có sự chỉ đạo. Kết quả trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri, của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cũng ngày càng có trách nhiệm và đạt nhiều kết quả hơn.

Quốc hội không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt: (Bài 1):  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 6.

Nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã rất quan tâm đến công tác dân nguyện, luôn theo dõi, mở rộng giám sát việc trả lời ý kiến cử tri để biết kiến nghị của cử tri trên các mặt công tác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; duy trì thường xuyên việc xem xét tâm tư, nguyện vọng của cử tri qua báo cáo công tác dân nguyện định kỳ hàng tháng, qua nhận xét, đánh giá kết quả trả lời giải quyết ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội.

Cùng với việc thảo luận, đánh giá công tác dân nguyện hàng tháng tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc đưa vào thảo luận kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tại kỳ họp của Quốc hội tiếp tục là một điểm nhấn trong đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Việc Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đã được cử tri, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá rất cao.

Bên cạnh đó, việc tổ chức phiên thảo luận này tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng cho cử tri, giúp cử tri cùng giám sát việc trả lời kiến nghị của các cơ quan chức năng, tăng tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng thực hiện công tác này đảm bảo chất lượng cao nhất.

Bài 1:  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 6.

Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường đầu tiên của Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, việc lần đầu tiên Quốc hội quyết định thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của Quốc hội.

Quốc hội rất coi trọng tiếng nói, kiến nghị của cử tri và nhân dân cũng như vai trò giám sát của Quốc hội trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, nhân dân, của các cơ quan có thẩm quyền.

Quốc hội không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt: (Bài 1):  Quốc hội tiếp tục đổi mới, ngày càng dân chủ, đồng hành, gắn bó mật thiết với nhân dân - Ảnh 8.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, công tác dân nguyện của Quốc hội ngày càng được quan tâm, đổi mới, từ việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên tiến hành thảo luận tại phiên họp toàn thể để xem xét kết quả giám sát việc trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri và nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quốc hội với cử tri.

Đây là hình thức giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần thúc đẩy trách nhiệm và chất lượng thực hiện của các cơ quan chức năng, cũng là cơ sở thực tiễn phong phú để thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của Quốc hội.

>>> Bài 2: "Tiếng nói của cử tri từ buôn, làng, nơi hẻo lánh đã được mang tới Hội trường Diên Hồng"

Xuân Trường