Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế?

Đức Khương | 25-10-2021 - 21:38 PM

(Tổ Quốc) - Giống như cá voi sát thủ, cá voi hoa tiêu cũng là thành viên của họ cá heo. Cá voi hoa tiêu là một chi có hai loài còn sống: cá voi hoa tiêu vây dài (Globicephala melas) và cá voi hoa tiêu vây ngắn (Globicephala macrorhynchus).

Như chúng ta đã biết, cá voi sát thủ được coi là loài thống trị biển cả, và nhiều loài động vật biển như cá mập trắng còn phải bỏ chạy khi nhận thấy môi trường xung quanh có cá voi sát thủ. Tuy nhiên, có một loài cũng là thành viên trong gia đình cá heo không những không sợ cá voi sát thủ, mà thậm chí còn đoàn kết và dựa vào lợi thế về số lượng của chúng để đuổi theo, tấn công cá voi sát thủ, chúng chính là cá voi hoa tiêu.

Trước hết, chúng ta phải hiểu sơ bộ về loài cá voi hoa tiêu. Giống như cá voi sát thủ, cá voi hoa tiêu là thành viên của họ cá heo. Cá voi hoa tiêu là một chi có hai loài còn sống: cá voi hoa tiêu vây dài (Globicephala melas) và cá voi hoa tiêu vây ngắn (Globicephala macrorhynchus).

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 1.

Cá voi hoa tiêu vây dài có chân chèo tương đối dài, và chủ yếu phân bố ở các vùng nước lạnh của Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Dương. Cá voi hoa tiêu vây ngắn có chân chèo ngắn hơn và chủ yếu sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm áp.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 2.

Tương tự như cá voi mõm khoằm, cá nhà táng và họ hàng gần của chúng là cá heo xám, cá voi hoa tiêu là loài săn mồi chuyên biệt, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cephalopod (động vật chân đầu) - chủ yếu là nhiều loại mực lớn và vừa, bao gồm cả mực khổng lồ Mesonychoteuthis hamilton.

Cá voi hoa tiêu là loài có kích thước lớn và cũng là thành viên lớn nhất của họ cá heo ngoại trừ cá voi sát thủ, với chiều dài cơ thể tối đa hơn 7 mét thì chúng còn có tính cách mạnh mẽ và hung dữ, khá giống với cá voi sát thủ.

Mặc dù cá voi hoa tiêu không ăn động vật có vú ở biển, nhưng chúng lại thích tấn công những loài cá voi khác, và đặc biệt là cá nhà táng - đối thủ chính của chúng và thường bị chúng tấn công.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 3.

Ngoài ra, cá voi hoa tiêu còn sở hữu tốc độ rất nhanh, dù con mồi của chúng tương tự như con mồi của cá voi mõm khoằm và cá nhà táng, nhưng chiến lược săn mồi của chúng lại rất khác nhau. Thời gian lặn sâu của mỗi cuộc săn đối với cá voi hoa tiêu tương đối ngắn, nhìn chung chỉ khoảng 15 phút và tốc độ bơi trung bình khi lặn đạt 9m/s. Mặt khác, cá nhà táng và cá voi mõm khoằm có tốc độ lặn rất chậm, chỉ 1-2m/s, nhưng thời gian lặn của chúng lại lâu hơn đáng kể, có thể từ 30 phút đến một giờ.

Việc lặn tốc độ cao này cho phép cá voi hoa tiêu có nhiều lựa chọn hơn cho con mồi của mình, vì vậy loại con mồi của nó lớn hơn nhiều so với cá voi mõm khoằm. Vì vậy, cá voi hoa tiêu được mệnh danh là "loài báo biển sâu". Khả năng di chuyển mạnh mẽ này cũng khiến cho loài cá voi này có khả năng đối phó với cá voi sát thủ.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 4.

Giống như cá voi sát thủ, cá voi hoa tiêu là loài động vật có tính xã hội hóa cao và sống trong các gia đình mẫu hệ gần gũi, nhưng quy mô nhóm của chúng lớn hơn nhiều so với cá voi sát thủ. Kích thước nhóm của cá voi hoa tiêu vây ngắn sẽ từ 10 đến 30 thành viên, và kích thước nhóm lớn nhất có thể lên tới vài trăm con. Nhóm cá voi hoa tiêu vây dài lớn hơn, thường là 20-100 con và nhóm lớn nhất có thể vượt quá 1.000 con. Và số lượng lớn như vậy chính là sức mạnh khiến cho chúng dám thách thức và đánh đuổi cá voi sát thủ.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 5.

Các cuộc tấn công của cá voi hoa tiêu chống lại cá voi sát thủ đã được ghi nhận ở nhiều khu vực.

Tại eo biển Gibraltar, một nghiên cứu năm 2014 của De Stephanis và cộng sự cho thấy cá voi sát thủ địa phương tránh cá voi hoa tiêu vây dài. Quần thể cá voi sát thủ ở eo biển Gibraltar là quần thể ăn cá, con mồi chính là cá ngừ vây xanh và có rất ít giao lộ với cá voi hoa tiêu.

Trong quá trình lấy mẫu kéo dài 3 năm, các nhà khoa học đã quan sát được tổng cộng 15 lần tương tác giữa cá voi sát thủ và cá voi hoa tiêu vây dài. Chúng thường quay người bỏ chạy khi nhận thấy cá voi hoa tiêu ở xung quanh. Những cuộc rượt đuổi này thường kéo dài khoảng 30 phút. Kích thước nhóm trung bình của những con cá voi hoa tiêu phát động cuộc tấn công là 27, trong khi kích thước nhóm trung bình của những con cá voi sát thủ bị săn đuổi là 10.

Ở bờ biển Iceland, cá voi hoa tiêu vây dài cũng tấn công cá voi sát thủ. Quần thể cá voi sát thủ ở khu vực này chủ yếu là quần thể ăn cá, con mồi chính là cá trích Đại Tây Dương, nhưng cũng có quần thể ăn động vật biển khác.

Khi nghe thấy tiếng gọi của cá voi hoa tiêu, nhóm cá voi sát thủ luôn chọn cách lặng lẽ rời đi. Phản ứng của cá voi hoa tiêu khi nghe thấy tiếng gọi của cá voi sát thủ thì hoàn toàn ngược lại. Vào năm 2012, Curé và các cộng sự đã chỉ ra rằng cá voi hoa tiêu địa phương không sợ khi nghe tiếng gọi của cá voi sát thủ, và chúng thậm chí còn bị thu hút bởi tiếng gọi của cá voi sát thủ.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 6.

Tại Vịnh Bremer, thánh địa xem cá voi ở bờ biển phía tây nam Australia, những người theo dõi cá voi cũng từng quan sát thấy nhiều trường hợp cá voi sát thủ bị cá voi hoa tiêu theo dõi.

Cá voi sát thủ địa phương là một nhóm ăn tạp, và con mồi chính của chúng cũng bao gồm cá lớn và mực. Đánh giá từ một số trường hợp theo dõi cá voi, cá voi hoa tiêu địa phương có xu hướng đánh đuổi và tấn công cá voi sát thủ sau khi cá voi sát thủ săn mồi thành công.

Ví dụ, vào ngày 16 tháng 3 năm 2021, 50-70 con cá voi sát thủ từ nhiều đàn tập hợp lại đã giết một con cá voi xanh non dài khoảng 16 mét. Trong quá trình này, chưa đến 10 con cá voi hoa tiêu vây dài đã tiến đến, nhưng do khoảng cách về số lượng quá lớn nên chúng không có tác động đáng kể nào đến cá voi sát thủ.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 7.

Lý do tại sao cá voi hoa tiêu tấn công cá voi sát thủ cho tới nay có hai giả thuyết được đông đảo mọi người chấp nhận nhất.

Giả thuyết đầu tiên là cá voi hoa tiêu tấn công cá voi sát thủ để loại trừ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Cá voi hoa tiêu ăn mực, trong khi cá voi sát thủ chủ yếu ăn cá và động vật có vú biển, nhưng cả hai loài đôi lúc cũng ăn thức ăn của nhau.

Tại Vịnh Bremer, nhiều trường hợp cá voi hoa tiêu tấn công cá voi sát thủ đã xảy ra sau khi cá voi sát thủ bắt thành công mực lớn. Vào ngày 16 tháng 2 năm 2021, sáu con cá voi sát thủ đã giết chết một con mực khổng lồ. Khi cá voi sát thủ vừa bắt đầu ăn mực, hơn 100 con cá voi hoa tiêu vây dài đã xuất hiện tại hiện trường và tấn công cá voi sát thủ.

Sự tương tác này gần như chắc chắn là một hành vi tấn công nhằm loại bỏ sự cạnh tranh, và cướp thức ăn, điều này tương tự như việc linh cẩu đốm đánh đuổi sư tử và chó rừng tấn công hổ.

Quyền thống trị biển cả của cá voi sát thủ đang dần bị cá voi hoa tiêu thay thế? - Ảnh 8.

Giả thuyết thứ hai cho rằng việc cá voi hoa tiêu tấn công cá voi sát thủ là một hành vi chống lại động vật ăn thịt, cũng giống như cá voi lưng gù.

Cá voi sát thủ thực sự là một kẻ săn mồi tiềm năng của cá voi hoa tiêu và là kẻ thù tự nhiên duy nhất của nó ngoài con người. Ghi nhận về vụ cá voi sát thủ tấn công cá voi hoa tiêu vây dài đã xảy ra ở Greenland, quần đảo Faroe và bờ biển đông bắc nước Mỹ, và đã có ít nhất một trường hợp giết thành công. Cũng có nhiều hồ sơ nghi ngờ về việc cá voi sát thủ tấn công cá voi hoa tiêu vây ngắn ở Hawaii.

Trên thực tế, khi cá voi hoa tiêu đối mặt với cá voi sát thủ, việc dựa vào lợi thế số lượng để trục xuất những kẻ săn mồi tiềm năng là một hành vi rất bình thường. Hành vi này là một chiến lược chống lại động vật ăn thịt và không phải là hiếm ở các loài động vật xã hội. Ví dụ, bầy quạ tấn công chim săn mồi, bầy trâu rừng Châu Phi đối đầu với sư tử, và cá heo, sư tử biển, hải cẩu cùng tấn công cá mập trắng lớn, tất cả đều là những hành vi quấy rối tập thể điển hình.

Trong quấy rối tập thể, con vật yếu ớt không nhất thiết phải đánh bại được kẻ săn mồi tiềm năng mà chỉ cần tạo ra động lực đủ mạnh để bên kia rút lui khỏi khó khăn, đồng thời đảm bảo rằng chúng có thể rút lui hoàn toàn. Vì vậy, chìa khóa thành công của hành vi quấy rối tập thể nằm ở số lượng, dựa trên sự đoàn kết và lòng dũng cảm.

Bởi vậy chúng ta có thể thấy được rằng cá voi hoa tiêu tuy có tấn công cá voi sát thủ, nhưng sự tấn công này nhằm cạnh tranh thức ăn hoặc chủ động bảo vệ bản thân. Nên việc cá voi hoa tiêu đang dần thay thế cá voi sát thủ để là loài trống trị đại dương vẫn còn quá sớm để kết luận.