Chia sẻ
Để phục vụ SEA Games 31 tổ chức tại Hà Nội, TP Hà Nội dự kiến chi hơn 6.000 tỷ đồng để xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy (sân vận động, nhà thi đấu đa năng, toà nhà văn phòng) dự kiến được hoàn thành trước tháng 10-2021.
Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 1.

Sân vận động Hàng Đẫy hiện đang nằm tại phố Trịnh Hoài Đức được coi là một trong những sân vận động già nua nhất Hà Nội.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 2.

Khu đất TP.Hà Nội đề xuất nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy có tổng diện tích 32.158 m2, bao gồm khu vực SVĐ Hàng Đẫy và phụ cận (gồm khu vực nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức và khu đất của Sở Kế hoạch và Đầu tư) thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 3.

Khu nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức sẽ được xây dựng khu nhà thi đấu đa năng mới rộng 6.938 m2, có 1.500 chỗ ngồi. Nhà thi đấu này có tổng chiều cao 35 m (8 tầng, 1 tum). Theo quy hoạch, tầng 1 được bố trí sảnh, nhà thi đấu đa năng, khán đài và khu dịch vụ; tầng 2-3 là khu dịch vụ; tầng 4-8, là khu dịch vụ và văn phòng.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 4.

Sân vận động Hàng Đẫy được khánh thành vào năm 1958, thiết kế theo hình lòng chảo với 20 bậc, sức chứa khoảng 22.500 khán giả.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 5.

Trong 6 thập kỷ tồn tại, sân Hàng Đẫy tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn như các Đại hội TDTT toàn quốc; Đại hội TDTT Hà Nội; Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006…, nhưng chỉ khi phục vụ cho bóng đá, Hàng Đẫy mới thực sự như một "thánh đường" của người Hà Nội, từ giải bóng đá Quân đội các nước XHCN SKDA trước đây, đến Tiger Cup 1998, thậm chí cả SEA Games 22 năm 2003 dù đã có Sân quốc gia Mỹ Đình.

cận cảnh sân vận động hàng đẫy, chuan bi thanh ki niem (6)
cận cảnh sân vận động hàng đẫy, chuan bi thanh ki niem (6)
cận cảnh sân vận động hàng đẫy, chuan bi thanh ki niem (3)
cận cảnh sân vận động hàng đẫy, chuan bi thanh ki niem (3)
cận cảnh sân vận động hàng đẫy, chuan bi thanh ki niem (2)
cận cảnh sân vận động hàng đẫy, chuan bi thanh ki niem (2)

Trải qua hơn nửa thế kỷ tồn tại, sân Hàng Đẫy nhiều lần được cải tạo sau mỗi lần xuống cấp.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 7.

Năm 1995, sân Hàng Đẫy trải qua vài lần tu sửa nhưng đến nay, nhìn chung không còn đáp ứng được tiêu chuẩn của một sân vận động hiện đại.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 8.

Nhiều phông bạt bị rách để chỏng chơ ở một góc khán đài.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 9.

Trên mái đã xuất hiện những vết nứt.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 10.

Trong ký ức của những người yêu bóng đá, Tiger Cup 1998 là một hoài niệm không bao giờ quên. Chính sân Hàng Đẫy là nơi chứng kiến những Hồng Sơn, Việt Hoàng, Văn Sỹ Hùng… đại diện cho bóng đá Việt Nam đè bẹp đối thủ lớn Thái Lan 3-0, trong một trận đấu mà khán đài Hàng Đẫy không còn một chỗ trống. Đó là nơi bất kỳ ai cũng cảm nhận được sức nóng hừng hực của một "chảo lửa" sôi sục giữa lòng Thủ đô.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 11.

Hàng Đẫy không chỉ là nơi các đội tuyển quốc gia thi đấu, mà còn là đại bản doanh của nhiều đội bóng lừng danh của Hà Nội một thời như: Công an Hà Nội, Tổng cục Đường sắt, hay Thể Công và những Hòa Phát hay Hà Nội ACB… Những trận đấu được coi là "derby Thủ đô" của một thời giữa Công an Hà Nội và Thể Công luôn trong tình trạng "vé không có mà bán". Đó thực sự là những món ăn tinh thần vô giá với người Hà Nội một thời. Bây giờ, khi thời thế đổi thay, người hâm mộ vẫn nhớ lại không khí của ngày xưa với những Hà Nội FC, Viettel hay Công an nhân dân, những đội "chủ nhà" luôn thi đấu với sứ mệnh và khát khao nuôi ngọn lửa đam mê trong lòng các CĐV.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 12.

Đã nhiều lần trải qua các đợt cải tạo, nâng cấp lớn nhỏ, khoác lên mình tấm áo mới để phù hợp hơn với xu thế, nhưng Hàng Đẫy vẫn không tránh khỏi sự tụt hậu của tốc độ đô thị hóa và sự phát triển quá nhanh của bóng đá châu lục và thế giới. Rất nhiều lần các chuyên viên của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á hay Liên đoàn Bóng đá châu Á khi đi khảo sát sân để chuẩn bị cho những trận đấu quốc tế tại đây, đều không đánh giá cao cơ sở vật chất của sân Hàng Đẫy. Và hầu hết các trận đấu mang tính quốc tế đều phải đưa ra sân Mỹ Đình tổ chức.

Nhìn lại hình ảnh Sân Hàng Đẫy trước sự kiện được Hà Nội chi hơn 6000 tỷ thay áo mới - Ảnh 13.

Đó là lý do mà một sân Hàng Đẫy hoàn toàn mới sẽ ra đời trong tương lai gần, trên chính mảnh đất hiện tại, khi Tập đoàn T&T và Tập đoàn Bouygues (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư phát triển dự án nâng cấp mở rộng Sân vận động Hàng Đẫy. Tổng giá trị đầu tư của dự án nâng cấp, mở rộng sân Hàng Đẫy ước khoảng 250 triệu Euro (hơn 7.000 tỷ đồng), dự kiến kéo dài hơn 3 năm, bắt đầu từ cuối năm nay. heo ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Tập đoàn T&T, sân Hàng Đẫy với dáng vóc mới, vẫn mang những nét truyền thống Hà Nội nghìn năm Thăng Long, nhưng sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc hiện đại, văn minh. Và hơn cả, dù mang dáng vóc nào, thì sân Hàng Đẫy vẫn đã, đang và sẽ mãi là một sân khấu huyền thoại với những người mến mộ bóng đá..