Sau 500 lần quan sát khỉ đột đập ngực, các nhà khoa học tìm ra câu trả lời tại sao chúng lại thường xuyên làm vậy

Đức Khương | 11-04-2021 - 16:53 PM

(Tổ Quốc) - Nếu bạn được yêu cầu bắt chước một con khỉ đột, bạn sẽ làm gì? Động tác điển hình là lần lượt vỗ nhanh vào ngực bằng hai tay, phát ra tiếng thùm thụp, vậy tại sao khỉ đột lại có hành động như vậy?

Hình ảnh khỉ đột đực lấy tay đập ngực đã ăn sâu vào trong đầu của nhiều người. Nhưng tại sao chúng lại thích đập ngực? Người ta suy đoán rằng hành động này là để trao đổi một vài thông tin nhất định, nhưng không ai biết câu trả lời chính xác cho những gì thông tin đang được truyền tải.

Giờ đây, khỉ đột núi hoang dã (Gorilla beringei beringei) trong Vườn quốc gia Volcanoes của Rwanda đã "thổ lộ" với các nhà khoa học bí mật đập ngực của chúng.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports under Nature và do Tiến sĩ Edward Wright thuộc Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức dẫn đầu.

Sau 500 lần quan sát khỉ đột đập ngực, các nhà khoa học tìm ra câu trả lời tại sao chúng lại thường xuyên làm vậy - Ảnh 1.

Khỉ đột núi (Gorilla beringei beringei) là một trong hai phân loài khỉ đột phía đông, gồm hai quần thể. Một quần thể được tìm thấy ở núi lửa Virunga ở Trung Phi, thuộc về ba vườn quốc gia: Mgahinga, ở tây nam Uganda; Volcanoes, ở tây bắc Rwanda; và Virunga ở đông Cộng hòa Dân chủ Congo. Quần thể còn lại được tìm thấy ở Vườn quốc gia cấm Bwindi tại Uganda. Một vài nhà linh trưởng học xem quần thể ở Bwindi là một phân loài tách biệt, mặc dù không có mô tả nào hoàn thành. Tháng 11, 2012, ước lượng tổng số khỉ đột núi lượng là 880 cá thể.

Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 7 năm 2016, các nhà nghiên cứu đã quan sát 25 con khỉ đột lưng bạc đực hoang dã được giám sát bởi Quỹ Khỉ đột Dian Fossey Quốc tế (Dian Fossey Gorilla Fund International), và ghi lại hơn 500 lần đập ngực .

Họ ghi lại âm thanh đập ngực của sáu trong số những con khỉ đột, đo nhịp điệu và thời gian của mỗi lần đập ngực của những con khỉ đột khác nhau, và tần số của các âm thanh đập ngực. Đồng thời, họ sử dụng các bức ảnh để đo chiều rộng vai của những con khỉ đột này để xác định kích thước của những con khỉ đột khác nhau.

Sau 500 lần quan sát khỉ đột đập ngực, các nhà khoa học tìm ra câu trả lời tại sao chúng lại thường xuyên làm vậy - Ảnh 2.

Khỉ đột núi là con cháu của khỉ và vượn cổ tìm thấy ở châu Phi và Ả Rập vào đầu thế Oligocen (34-24 triệu năm trước). Hóa thạch nơi khỉ đột núi sống nghèo nàn và lịch sử tiến hóa của nó không rõ ràng. Khoảng 9 triệu năm trước, một nhóm linh trưởng tiến hóa thành khỉ đột, tách ra từ tổ tiên chung của chúng với con người và tinh tinh; đây là lúc chi Gorilla xuất hiện. Khỉ đột núi tách ra từ khỉ đột đồng bằng phía đông khoảng 400,000 năm trước và hai phân loài này tách ra khỏi khỉ đột phía đông khoảng 2 triệu năm trước. Có nhiều tranh luận chưa giải quyết về việc phân loại khỉ đột núi. Chi Gorilla ban đầu được đặt tên là Troglodytes năm 1847, sau đó được đổi tên là như hiện nay năm 1852. Tới năm 1967 nhà phân loại học Colin Groves đề xuất rằng tất cả chi Gorilla chỉ gồm một loài (Gorilla gorilla) với ba phân loài Gorilla gorilla gorilla (khỉ đột đồng bằng phía tây), Gorilla gorilla graueri (khỉ đột đồng bằng được tìm thấy ở tây Virungas) và Gorilla gorilla beringei (khỉ đột núi). Năm 2003, sau khi xem xét lại, khỉ đột được chia thành hai loài (Gorilla gorilla và Gorilla beringei) bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Sau khi phân tích các dữ liệu đo lường này, họ phát hiện ra rằng "khỉ đột núi có thể truyền tải thông tin về hình dạng cơ thể một cách đáng tin cậy bằng cách đập vào ngực". Cụ thể, những con đực lớn sẽ phát ra âm thanh có tần số thấp hơn khi chúng đập vào ngực. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều này có thể liên quan đến khoang cộng hưởng lớn của cơ thể chúng.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng con đực đập ngực thường xuyên hơn trong thời kỳ động dục ở khỉ đột cái, vì vậy âm thanh của nhịp đập ngực có thể là một biểu hiện cơ thể quan trọng trong quá trình tán tỉnh, một mặt thu hút con cái và mặt khác khiến đối thủ sợ hãi.

Điều thú vị là nhịp và thời gian đập ngực của những con khỉ đột này không liên quan gì đến kích thước cơ thể, và không phải là kích thước càng lớn thì nhịp đập càng dài. Nhịp đập ngực của mỗi con khỉ đột giống như một hành vi thể hiện tính cách, thời lượng và số lần khác nhau sẽ mang đặc thù của từng cá thể. Các nhà nghiên cứu đã phân tích rằng nhịp đập cá nhân hóa có thể cho phép những con khỉ đột khác phân biệt ai đang đập ngực với chúng.

Sau 500 lần quan sát khỉ đột đập ngực, các nhà khoa học tìm ra câu trả lời tại sao chúng lại thường xuyên làm vậy - Ảnh 3.

Theo các báo cáo của các vườn quốc gia nơi sinh sống của khỉ đột núi, các nguyên nhân dẫn tới việc đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng là do nạn săn trộm - khỉ đột núi thường bị thương tật vĩnh viễn do bẫy của những tay săn thú hoang hoặc bắt cá thể con tới các sở thú. Lấn chiếm nơi ở - việc mở rộng nhanh chóng các khu định cư của người dân xung quanh hành lang an toàn của vườn quốc gia. Dịch bệnh - khỉ đột núi thường xuyên được tiếp xúc với các đoàn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, chúng hoàn toàn có thể nhiễm bệnh truyền từ người. Chiến tranh, bất ổn chính trị - dòng người tị nạn đổ về khu vực rừng núi, chặt cây cối và săn Khỉ đột lấy thịt để phụ vụ cuộc sống tạm bợ. Chính vì những lý do trên, Tổ chức bảo vệ động vật thế giới cùng chính quyền nước sở tại đã tăng cường tuần tra, sử dụng lính có vũ trang tháo dỡ các loại bẫy, thêm nữa những công tác xác định số lượng Khỉ đột núi còn lại. Mở rộng diện tích vườn quốc gia, yêu cầu các đoàn khách du lịch đứng cách xa đàn khỉ, quản lý tốt hơn loại hình du lịch sinh thái. Một phần quan trọng nữa là giáo dục cộng đồng địa phương, tuyên truyền thông qua các tài liệu, sách và dạy cho học sinh về vấn đề đa dạng sinh học và bảo vệ loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.

Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận rằng khỉ đột núi sống trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, và đôi khi chúng không thể nhìn thấy nhau ngay cả khi ở rất gần, nhưng việc đập ngực sẽ truyền tải thông tin cá nhân quan trọng để chúng liên lạc với nhau.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM