Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) – biện pháp hỗ trợ SMEs thúc đẩy kinh tế

(Tổ Quốc) - Vốn, Thị trường, Quản trị là 3 vấn đề ảnh hưởng đến quá trình vận hành, phát triển doanh nghiệp. Trong đó, thiếu vốn hoạt động là một trong những vấn đề mà rất nhiều người chủ, lãnh đạo doanh nghiệp đau đầu, nỗ lực giải quyết nhưng chưa có phương án tối ưu, khiến hơn 50% doanh nghiệp "gãy" chỉ trong thời gian ngắn đi vào hoạt động.

Tiềm năng thị trường rất lớn nhưng chưa được khai thác

Việc hỗ trợ giải phóng nguồn vốn lưu động cho các bên tham gia vào chuỗi cung ứng (SCF) là hoạt động đã được triển khai phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phát triển nhanh chóng ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Các bên tham gia giao dịch ngày càng nhận ra những lợi ích vượt trội của sản phẩm SCF, kể cả trong thanh toán nội địa lẫn quốc tế.

Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực SCF tại Việt Nam còn mới mẻ và nhiều hạn chế. Theo nhận định của KPMG, tiềm năng của thị trường SCF tại Việt Nam được ước tính có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2021 nhưng thực tế chỉ một phần rất nhỏ đã được thực hiện. Năm 2020, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ (SMEs) đăng ký hoạt động tại Việt Nam là hơn 800.000, tương đương 98,1% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 50% GDP của Việt Nam.

Giải pháp tạo dòng tiền sớm, gỡ "nút thắt" để doanh nghiệp phát triển

Thực tế SMEs gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn lưu động. Một số khảo sát cho thấy 70% nhóm doanh nghiệp này phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay các nguồn không chính thức với chi phí rất cao. Nguyên nhân được đưa ra khá phổ biến hiện nay là các SMEs không có nhiều tài sản thế chấp, hồ sơ vay vốn không đạt yêu cầu của Ngân hàng do quản lý sổ sách, báo cáo tài chính không rõ ràng.

Thấu hiểu những khó khăn các SMEs gặp phải, IFCVN ra đời nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các khó khăn về nguồn vốn ngắn hạn. Giải pháp từ IFCVN là phương án tài trợ công nợ thông qua giao dịch phát sinh từ mua bán hàng hóa với các đối tác mua hàng uy tín.

IFCVN lựa chọn hợp tác với các tổ chức lớn mạnh, uy tín hàng đầu, trong đó có KPMG. Trong vai trò là đối tác tư vấn chiến lược, KPMG với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp tài chính/tín dụng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đã chia sẻ các kinh nghiệm, tư vấn các phương pháp đánh giá, ứng dụng trong chuỗi cung ứng để IFCVN giảm thiểu rủi ro vận hành.

Bà Trương Hạnh Linh, Thành viên Điều hành KPMG Việt Nam cho biết: "Thị trường SCF tại Việt Nam và ở nhiều nền kinh tế mới nổi đang có rất nhiều triển vọng. Những mô hình sáng tạo của đội ngũ sáng lập IFCVN đặt ra nếu hoạt động đúng sẽ đem đến các giải pháp vốn lưu động hiệu quả cho nhiều thành phần kinh tế trên thị trường. KPMG luôn sẵn sàng hợp tác, đồng hành với IFC để thúc đẩy, gia tăng các giá trị và cơ hội phát triển bền vững."

Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) – biện pháp hỗ trợ SMEs thúc đẩy kinh tế - Ảnh 1.

Được sáng lập bởi đội ngũ tâm huyết với năng lực tài chính vững mạnh, trong đó Ban điều hành IFCVN là nhân sự chuyên môn đã có kinh nghiệm vận hành mô hình SCF tại các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Đại diện IFCVN chia sẻ: "Chúng tôi hiểu vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chúng tôi nỗ lực chuyển dòng tiền tương lai thành công cụ tăng trưởng tài chính hiện tại để giải quyết bài toán vốn lưu động cho SMEs và siêu nhỏ Việt Nam. IFCVN mong muốn trở thành nền tảng tài chính công nghệ hàng đầu giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tiện lợi, tối ưu nhất bằng công nghệ số với sáng tạo không giới hạn".

Ông Đào Xuân Huy, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vận tải Huy Hoàng chia sẻ: "Công ty tôi đã luôn thiếu vốn do các bên mua hàng thanh toán chậm. Giờ đây, tôi đã tìm được giải pháp dòng tiền rất hiệu quả khi tham gia nền tảng IFCVN. Không cần tài sản đảm bảo, chúng tôi vẫn nhận được các khoản thanh toán sớm. Giao dịch thực hiện hoàn toàn trên hệ thống điện tử sử dụng chữ ký số (CA). Trong 3 tiếng từ khi đặt lệnh, chúng tôi nhận được tiền".

Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) – biện pháp hỗ trợ SMEs thúc đẩy kinh tế - Ảnh 2.

Ông Đào Xuân Huy, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vận tải Huy Hoàng

Trước tình hình đại dịch Covid-19 với những yêu cầu tuân thủ dãn cách, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các thao tác trực tiếp tại quầy. Ứng dụng mô hình số hóa để giải quyết các vướng mắc về thủ tục, IFCVN giải quyết được bài toán vốn với thao tác đơn giản tinh gọn, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thêm kênh vay vốn lưu động, vượt qua đại dịch, góp phần cho lợi ích chung của xã hội và cộng đồng.

Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) – biện pháp hỗ trợ SMEs thúc đẩy kinh tế - Ảnh 3.

Thị trường SCF trên thế giới rất sôi động với những thương vụ gọi vốn thành công. Tiêu biểu như Công ty C2FO tại Mỹ, được thành lập từ 2008. Ở vòng gọi vốn Series A vào 2011, C2FO đã thành công với khoản đầu tư 3.6 triệu USD. Đến nay, tổng vốn đầu tư vào CF2O đã lên đến 397.7 triệu USD. Năm 2019, C2FO được SoftBank định giá 1 tỷ USD và rót vốn 200 triệu USD.

Trong bối cảnh các thương hiệu quốc tế như Apple, Microsoft, Sharp, Samsung, Nike, Addidas, Puma... đang có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng về các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Đây chắc chắn là một thị trường tiềm năng lớn, hứa hẹn đem đến những giải pháp "cứu cánh" giúp SMEs và siêu nhỏ Việt Nam bứt phá vươn lên trên thương trường khốc liệt.

Thông tin chi tiết về IFC có tại website: https://ifcvn.com.vn

Ánh Dương

Tin mới