(Tổ Quốc) - Thác Bản Giốc được coi là nơi có cảnh sắc hùng vĩ, như tiên cảnh ở dòng Quây Sơn, Cao Bằng. Dòng thác không chỉ mang vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn được đắm mình trong câu chuyện tình yêu đậm màu sắc huyền thoại của đôi trai gái miền sơn cước.
Thác Bản Giốc - vẻ đẹp kỳ vĩ giữa non nước Cao Bằng
(Tổ Quốc) - Thác Bản Giốc được coi là nơi có cảnh sắc hùng vĩ, như tiên cảnh ở dòng Quây Sơn, Cao Bằng. Dòng thác không chỉ mang vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn được đắm mình trong câu chuyện tình yêu đậm màu sắc huyền thoại của đôi trai gái miền sơn cước.
Chỉ phải bỏ ra 50.000 đồng/người, du khách được ngồi lên chiếc thuyền đi lòng vòng quanh chân thác trong khoảng 15 phút. Theo nhiều người, khoảng thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 9 đến tháng 12, khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh. Mùa hè, nơi đây cũng là điểm đến lý tưởng bởi thời tiết trong lành cùng làn nước mát lạnh, xua tan cái nắng oi ả.
Làng hương Phia Thắp
Nghề làm hương của người Nùng An ở làng Phia Thắp đã có từ lâu đời
Làng rèn Phúc Sen
Để làm ra một con dao sắc, người Nùng An có những bí quyết riêng. Nguyên liệu rèn dao được làm từ những miếng nhíp ô tô đã hỏng, đặc biệt từ nhíp xe U-oát là tốt nhất. Ở những nơi khác người ta thường dùng than đá để nung thì ở làng Phúc Sen lại dùng than củi từ các loại gỗ cứng như gỗ nghiến mới giúp giữ nhiệt và làm than mau đỏ. Để giữ được nhiệt, lò nung thép cũng phải làm bằng đá, rồi dùng rơm và trấu làm chất liệu xây lò. Theo những người làm nghề lâu năm trong làng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen hầu như không có công thức mà chủ yếu nhờ cảm nhận tinh tế của tai, đôi mắt cùng kinh nghiệm của người thợ. Công đoạn tôi thép là công đoạn khó nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm, thường do các thợ cả giàu kinh nghiệm thực hiện.
Có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng. Chính vì vậy mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Làng đan lạt Bồng Sơn
Các sản phẩm của nghề đan lạt, gồm: cót lạt cật để trải giường nằm, cót lạt nan để phơi thóc, ngô, đỗ; bồ đựng thóc, dậu đựng gạo, “rủm” đựng đồ lễ; mẹt, sàng, thúng... đến sọt, lồng nhốt gà, vịt... là các đồ dùng thiết yếu của mọi gia đình nông dân. Nghề đan lạt là nghề phụ của các gia đình ở làng Bồng Sơn, có tính chất gia truyền, làm vào lúc nông nhàn hoặc tranh thủ ngoài giờ làm đồng, đi rẫy. Để làm ra các sản phẩm bền, đẹp, đòi hỏi kỹ năng thuần thục, nhất là việc chọn vầu, chẻ nan lạt, yêu cầu cơ bản nan phải rộng, dày đều đặn. Mỗi loại sản phẩm là một loại nan, rồi phải qua việc phơi, sấy để nan dẻo, không mọt...
Khách du lịch vô cùng thích thú với các trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Cao Bằng.