Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Dựa trên tác phẩm kinh điển "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, vở diễn "Thân phận nàng Kiều" được chuyển thể trên sân khấu múa rối mang tính đột phá, sáng tạo và thử nghiệm.
“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 1.

Nằm trong chuỗi chương trình tái khởi động các hoạt động nghệ thuật sau thời gian tạm dừng vì đại dịch Covid-19 do Bộ VHTTDL tổ chức, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã ra mắt khán giả vở rối cạn (rối và người) mang tên "Thân phận nàng Kiều".

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 3.

Dựa trên tác phẩm "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, vở diễn "Thân phận nàng Kiều" được chuyển thể trên sân khấu múa rối mang tính đột phá, sáng tạo và thử nghiệm.

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 4.

Vở diễn khắc họa tính cách từng nhân vật như Thúy Kiều, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Thúc Sinh, Từ Hải... một cách khác biệt.

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 5.

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dũng đã biên tập và dàn dựng theo ngôn ngữ dàn cảnh, mà không tuân theo thứ tự thời gian của Truyện Kiều. Trong đó, đạo diễn chọn vài sự kiện cao trào trong cuộc đời Thúy Kiều. Từ sự vu oan giá họa của thằng bán tơ đã khiến gia đình Vương Ông lâm vào hoàn cảnh khốn cùng. Thúy Kiều phải hai lần sa chốn lầu xanh, hai lần làm thân đầy tớ, gian truân suốt 15 năm.

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 6.

Bên cạnh những nhân vật "đinh", vở diễn còn hư cấu thêm hai nhân vật quan trọng là Nguyễn Du (nhân vật con rối Bút lông) và Đạm Tiên (hình hài Đàn tỳ bà). Đây có thể coi là thử nghiệm rất sáng của cấu trúc kịch - rối. Những lớp chuyển thật sự mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.


Các cảnh diễn được xử lý bằng các mảng miếng, trò diễn múa rối hấp dẫn, không gian, ánh sáng trừu tượng, huyền ảo kết hợp với âm nhạc truyền thống và múa đương đại, đã khiến cho khán giả có những trải nghiệm, cảm xúc thật sự ấn tượng và khó quên. Trong đó, những giai điệu day dứt, vò xé đã khắc họa thêm cho số phận "ba chìm bảy nổi" của nàng Kiều. 

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, tạo hình của con rối do họa sĩ Lê Đình Nguyên thể hiện đã góp phần tạo nên thành công của vở diễn. Đạo diễn Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, điểm yếu lớn nhất của nghệ thuật rối là rất khó diễn thân phận, vì mặt con rối vô tri vô giác, để thể hiện khóc, cười, tâm trạng, rồi vui vẻ, sung sướng, đau khổ… thì rối không có cơ mặt. Chính vì thế, họa sĩ giỏi sẽ tạo nên hồn cốt cái mặt ấy bằng nét vẽ.

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 9.

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 10.

 

Vở diễn tái hiện, khắc họa tính cách từng nhân vật chính một cách khác biệt, nghệ thuật hóa bằng ngôn ngữ múa rối khiến các nhân vật trong thơ gần gũi và sắc nét hơn trên sân khấu. Mọi tình tiết, cảnh trí trong vở diễn được xử lý bằng các mảng miếng, trò diễn múa rối hấp dẫn, không gian, ánh sáng trừu tượng, huyền ảo kết hợp với âm nhạc truyền thống xen lẫn với đương đại sẽ khiến cho khán giả có những trải nghiệm, cảm xúc thật sự ấn tượng và khó quên.

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 12.

Vở rối Thân phận nàng Kiều là sự thử nghiệm tất cả mọi yếu tố từ âm nhạc, tạo hình, biên đạo múa…Vượt qua những trói buộc về không gian, thời gian của sàn diễn, các nghệ sĩ đã tìm thấy không khí bảng lảng, giàu màu sắc huyền thoại vốn rất đắc địa của rối để khắc họa hình tượng nghệ thuật. Người xem như thấy rõ hơn sự đầu tư tâm sức cho tác phẩm khi mỗi con rối vô cùng linh hoạt, tưởng như là một, thật ra lại được hai diễn viên cùng thể hiện ăn ý.

 

Vở diễn đã đạt giải Vàng tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm Quốc tế năm 2019 tại Hà Nội và các giải quan trọng khác như giải đạo diễn xuất sắc, giải họa sĩ xuất sắc, 2 nghệ sĩ đoạt Huy chương Vàng và 6 nghệ sĩ của Đoàn đoạt Huy chương Bạc. 

“Thân phận nàng Kiều” rời trang sách lên sân khấu rối cạn.  - Ảnh 15.

NSND Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ: Đây là niềm hạnh phúc của một người nghệ sĩ đã từng ấp ủ, trăn trở và không ngừng cố gắng để có một nàng Kiều của sân khấu rối cạn trong suốt hơn 10 năm qua. Niềm mừng vui này càng lớn hơn khi vở diễn không phải chỉ để vui liên hoan mà còn có riêng đời sống của mình khi tổ chức được khá nhiều đêm diễn và luôn được khán giả yêu mến đón nhận. Có lẽ, đây là vở diễn hiếm hoi của múa rối cạn mà khán giả thưởng thức không phải là thiếu nhi."

 Nam Nguyễn