• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Theo dõi sát đối thoại Trung Quốc – EU, Mỹ tìm cơ hội gây sức ép

Thế giới 27/07/2020 11:25

(Tổ Quốc) - Khi tiến trình đàm phán hiệp ước đầu tư giữa EU và Trung Quốc đạt đến điểm then chốt, các nhà phân tích cho rằng Nhà Trắng sẽ theo dõi mọi nhượng bộ được đưa ra.

Khi các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) sắp đối thoại với các đối tác Trung Quốc để cố gắng hoàn tất một hiệp ước đầu tư, nhiều nhân vật ở Washington sẽ theo dõi chặt chẽ.

Không ai ở Hoa Kỳ cảm thấy áp lực hơn Tổng thống Donald Trump, người đã tạo ra nhiều tiếng tăm trong việc tìm cách tạo ra mối quan hệ thương mại và đầu tư cân bằng hơn với Trung Quốc. Bất kỳ sự nhượng bộ nào mà EU có thể đạt được từ Bắc Kinh có thể sẽ tăng cường cách tiếp cận mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại song phương với Trung Quốc, đã kéo dài trong hai năm qua, các nhà phân tích cho biết.

Tín hiệu để "mạnh tay"

Kelsey Broderick, nhà phân tích về Trung Quốc tại Eurasia Group cho biết, nếu Hoa Kỳ thấy Trung Quốc có những nhượng bộ về cải cách một cách nghiêm túc đối với EU, họ có thể nắm được hướng đi tăng cường sức ép hơn nữa để đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh".

"Những nỗ lực để đạt được một hiệp ước đầu tư song phương (BIT) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kéo tới hơn hai chục vòng đàm phán, kể cả thời gian 8 năm dưới thời Barack Obama. Các cuộc đàm phán BIT đã thất bại khi Trump trở thành tổng thống, mặc dù các mục tiêu cơ bản vẫn còn nguyên.

Theo dõi sát đối thoại Trung Quốc – EU, Mỹ tìm cơ hội gây sức ép - Ảnh 1.

Chính quyền Trump đang theo dõi sát sao đối thoại Trung Quốc - EU. Ảnh: SCMP.

Theo báo cáo năm 2016 của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung (USCC), BIT có thể tạo cơ hội để giải quyết và cấm các hành vi của Trung Quốc không phù hợp với các tiêu chuẩn pháp lý và đầu tư quốc tế, bao gồm cả việc thực thi pháp luật và pháp lý không rõ ràng , bắt buộc chuyển giao công nghệ, và - quan trọng nhất - rào cản tiếp cận thị trường lâu dài".

Mặc dù BIT do ông Obama hoạch định không nhắm mục tiêu cụ thể vào các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc cho các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), nhưng đã cố gắng giải quyết các ưu đãi mà chính phủ Trung Quốc dành cho các công ty đó.

EU, trong khi đó, tìm kiếm các cam kết về việc nghiêm khắc với các hành xử của doanh nghiệp nhà nước và tăng tính minh bạch của các khoản trợ cấp.

Hiện tại, nhiều mục tiêu chính quyền Obama muốn đạt được thông qua một hiệp định song phương ít nhiều đã được lưu giữ trong Nhà Trắng thời ông Trump dưới hình thức yêu cầu chiến tranh thương mại.

Các nhà phân tích cho rằng sự liên kết này là tín hiệu tốt cho Mỹ, EU và bất kỳ nền kinh tế nào khác đang thúc đẩy các cải cách tương tự từ chính phủ Trung Quốc, và do đó Brussels và Washington nên phối hợp.

Julia Friedlander, chuyên gia về quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương tại Hội đồng Đại Tây Dương nói: "Hoa Kỳ và EU có cùng ý định trong các cuộc đàm phán tương ứng của họ và sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất bằng cách hành động song song. Thành công của một trong hai bên mở ra cơ hội cho bên kia yêu cầu sự bảo vệ [mà Tổ chức Thương mại Thế giới] hiện không đủ khả năng hỗ trợ do các quy tắc ưu tiên quốc gia và tình trạng quốc gia đang phát triển của Trung Quốc, và để tạo động lực cho những thay đổi cần thiết đối với chính [WTO].

Thành công của EU có thể khuyến khích Hoa Kỳ từ bỏ hàng loạt các biện pháp trừng phạt, nhưng chỉ khi Trung Quốc thay đổi các hành vi leo thang quân sự và cải thiện hồ sơ về quyền con người", ông Friedlander nói.

Chad Bown, một nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), cũng nhất trí rằng Hoa Kỳ và EU nên liên kết các khiếu nại của họ đối với Trung Quốc.

"Hầu hết các vấn đề mà EU đang đàm phán với Trung Quốc trong một hiệp ước đầu tư song phương có thể sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ, nếu Trung Quốc đồng ý thực hiện các cam kết", theo ông Bown, cựu chuyên gia về thương mại và đầu tư quốc tế trong Hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng.

Tính thất thường của Nhà Trắng

Việc Washington có phối hợp với Brussels trong việc gây sức ép buộc Trung Quốc phải nhượng bộ hay không có thể là lá bài mạnh trong các cuộc đàm phán, nhưng cũng có thể còn nhiều nghi ngại về việc ông Trump thường có lập trường thù địch với EU. Một số biện pháp trừng phạt thương mại đầu tiên của chính quyền Mỹ, áp đặt thuế quan mới đối với thép và nhôm, làm tổn thương các nhà sản xuất EU nhiều hơn so với các khu vực khác.

Tính thất thường của Nhà Trắng dưới thời Trump cũng khiến mọi dự đoán về thành công của sự hợp tác mới về vấn đề Trung Quốc trở nên khó đoán.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USTR từ chối cho biết liệu họ hay bất kỳ bộ phận hành chính nào khác đang phối hợp với EU trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh, trong khi các quan chức EU được cho là rất phẫn nộ trước những nhượng bộ mà Hoa Kỳ đưa ra trong giai đoạn một của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Ngay cả khi họ phối hợp, sẽ không có khả năng mang lại các loại cải cách cơ bản mà cả hai bên muốn, Philippe Le Corre, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc và châu Âu tại Trường Harvard Kennedy nói.

Trong hoàn cảnh hiện tại giữa [Mỹ] và Trung Quốc, tôi không tin rằng Hoa Kỳ có thể tận dụng các cuộc đàm phán mà Bắc Kinh và Brussels đang tiến hành, ông Le Corre nói. "Bắc Kinh không chuẩn bị cho sự nhượng bộ".

Sự liên kết giữa mục tiêu của EU và Hoa Kỳ có thể sẽ chỉ là lý do khiến Bắc Kinh kìm hãm các cuộc đàm phán gay gắt với Brussels, ông Bown nói tại PIIE.

Hầu hết những điều khó khăn trong đàm phán với Trung Quốc - về trợ cấp, doanh nghiệp nhà nước, chính sách công nghiệp và đầu tư nước ngoài - không liên quan đến các vấn đề song phương. Đó là lý do tại sao cách tiếp cận song phương của EU, giống như cách tiếp cận song phương của Mỹ, có thể gặp khó khăn. Để giải quyết các vấn đề đó, tất cả những người chơi chính cần phải thương lượng với nhau, theo chuyên gia Bown.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ