Tôi muốn đến gần một ai đó, nhưng cuối cùng lại luôn cô đơn cho đến buổi bình minh

Cô Chang | 02-07-2022 - 10:00 AM

(Tổ Quốc) - Bỡi lẽ tôi thực sự sợ gần gũi, sợ mất mát và sợ bị tổn thương.

Một người bạn của tôi đã từng nói với tôi rằng: "Tôi không biết mình có vấn đề gì không. Tôi có rất nhiều bạn, nhưng tôi không có người bạn nào để nói chuyện và tôi cũng không thể tiến xa hơn với họ. Tôi đã từng hẹn hò với một chàng trai, tôi thích anh ấy rất nhiều, nhưng vì một lý do nào đó mà chúng tôi lại chia tay."

Có rất nhiều người tương tự như vậy xung quanh chúng ta. Họ không phải không thể kết bạn, không thích động chạm, mong muốn có một mối quan hệ nhưng lại liên tục đẩy lùi những người thích họ. Họ dựng lên một bức tường cho trái tim để ngăn chặn tất cả những ai muốn đến gần. Những người như vậy, họ thực sự có nỗi sợ hãi về sự gần gũi giữa con người và con người.

Tôi muốn đến gần một ai đó, nhưng cuối cùng lại luôn cô đơn cho đến buổi bình minh - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tại sao họ lại sợ gần gũi với người khác? Trước tiên, chúng ta cần phải hiệu sợ gần gũi là nỗi sợ gần gũi về thể chất hoặc tình cảm với một người khác. Những người sợ sự gần gũi thường không có khả năng giao tiếp giữa các cá nhân. Tuy nhiên, đối với nhiều người, vấn đề bắt nguồn từ họ ngại chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Dù có nhiều bạn bè nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn là chuyện bình thường. Hơn nữa, chỉ cần người kia có ý muốn tiếp cận sâu hơn, những người mang nỗi sợ hãi sự gần gũi sẽ ngay lập tức phản kháng và bắt đầu đẩy người kia ra khỏi vòng bạn bè của mình.

Hai trong số những câu trả lời phổ biến nhất mà họ được hỏi về vấn đề này chính là: "Tôi sợ phải ở trong một mối quan hệ" "Tôi có rất nhiều bạn và không có ai để nói chuyện khi tôi buồn." Theo một bản báo cáo, khoảng 17% người lớn mắc chứng sợ gần gũi. Tại sao những hành vi tưởng như bình thường như kết bạn, có người yêu… trong trái tim của những người sợ gần gũi lại khó vượt qua như vậy?

Tôi muốn đến gần một ai đó, nhưng cuối cùng lại luôn cô đơn cho đến buổi bình minh - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Câu trả lời chính là họ sợ hãi, sợ mất mát và sợ bị tổn thương. Không lại gần thì sẽ tránh được cảnh làm giảm đi sự thân thiết giữa hai người. Sau khi tiếp cận lẫn nhau, chắc chắn chúng ta càng biết rõ đối phương còn nhiều khuyết điểm. Bản chất con người lại dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực mạnh đối với khuyết điểm của người khác. Cũng có trường hợp ngược lại, nhiều người càng thích nhau lại càng không dám đến gần, bởi lý do "Anh sẽ không mất em nếu anh chưa từng tiếp cận em."

“Lớn như vậy con vẫn khóc lóc vì bị ngã? Con có xấu hổ không!". Trong trường hợp trẻ bị la mắng, bị bỏ rơi, thậm chí bị bạo hành sẽ dần hình thành nhận thức rằng cố tỏ ra gần gũi sẽ bị trừng phạt và tổn thương. Sau này, dù đã đầy đủ nhận thức trong chuyện tình cảm, bạn bè nhưng họ vẫn luôn cho rằng càng đến gần một người nào đó, họ càng chịu nhiều tổn thương và cách tốt nhất để họ có thể tự bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương chính là không đến quá gần người khác.

Ngay cả khi cuối cùng họ bước vào một mối quan hệ thân mật, người kia đối xử tốt với họ, nhưng những người sợ gần gũi vẫn rất hoài nghi và không chắc liệu đối phương có thực sự yêu mình hay không. Vì vậy, họ sẽ tiếp tục thử thách, xác minh, lo lắng, nghi ngờ và sợ mất mát. Họ sẽ tiếp tục làm những điều gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai người cho đến khi người kia rời bỏ bạn mới thôi.

Tôi muốn đến gần một ai đó, nhưng cuối cùng lại luôn cô đơn cho đến buổi bình minh - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM