Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách

Miu Miu | 22-01-2021 - 13:20 PM

(Tổ Quốc) - Thời nay, hình ảnh của những em bé bụ bẫm được bố mẹ chăm chút, tẩm bổ cẩn thận không còn xa lạ. Nhưng đáng ngạc nhiên là có những trẻ bụ bẫm nhưng không hề khỏe mạnh do thiếu các vi chất dinh dưỡng,...

Vi chất dinh dưỡng, tưởng "nhỏ" mà cực kỳ quan trọng, thiếu hụt là gây ra đủ bệnh ở trẻ em

"Suy dinh dưỡng", "còi cọc" tưởng chừng là một căn bệnh phổ biến thời đói ăn, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn. Hình ảnh những đứa trẻ gầy guộc đến độ da bọc xương đã trở thành "chuẩn mực" trong nhận thức của chúng ta về hậu quả của thiếu hụt dinh dưỡng và các vi chất quan trọng lên cơ thể trẻ em. Ở thời hiện đại này, trẻ em được chăm chút kỹ hơn, nhiều trẻ bụ bẫm, cao lớn vượt trội, nhưng không có nghĩa các bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây, có tới 49,8 - 58,3% trẻ em tuổi tiểu học của TP.HCM thiếu vitamin D - một chất rất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng hấp thu canxi và dự phòng còi xương ở trẻ Trong khi tỉ lệ này ở trẻ em tuổi tiểu học tại nông thôn là 46,6 - 46,7%, nghĩa là trẻ em ở thành phố thiếu vitamin D hơn trẻ em nông thôn.

Nguyên nhân là do nhiều trẻ em thành phố được chăm sóc quá kỹ, ăn uống tẩm bổ quá nhiều mà không được tắm nắng hay tập luyện thể thao ngoài trời đủ thời gian, cơ thể không chuyển hóa được tiền vitamin D trong cơ thể thành vitamin D.

Các chuyên gia cũng cảnh báo những con số giật mình về tỉ lệ trẻ em ở TP.HCM mắc các bệnh không lây nhiễm. Hiện có tới 15% trẻ học đường bị tăng huyết áp, 9 tuổi đã bị đái tháo đường tuýp 2 (vốn thường gặp ở người lớn tuổi), 50% trẻ tiểu học ở bị thừa cân, béo phì…

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 2.

Nguyên nhân của hiện trạng này là do trẻ bị thiếu hụt vi chất. Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong hoạt động và cấu trúc của cơ thể. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ cản trở quá trình hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể, khiến cơ thể không thể phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng không toàn diện ở trẻ nhỏ.

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều hệ lụy, gây nhiều bệnh cho trẻ nhỏ như khô mắt (thiếu vitamin A), chậm tăng trưởng, ăn uống không ngon miệng, móng giòn, dễ gãy (thiếu kẽm), uể oải, da xanh nhợt nhạt, thiếu tập trung (thiếu sắt), ngủ kém, còi xương, đổ mồ hôi trộm, loãng xương (thiếu canxi, D3)...

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 3.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là do chế độ dinh dưỡng không khoa học. Theo Khảo sát Tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) thực hiện trên trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi tại Việt Nam cho thấy, đến 50% trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhịp sống nhanh và bận rộn khiến trẻ cũng được cho ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, rồi trẻ biếng ăn, lười ăn dẫn đến thiếu trước hụt sau các vi chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển thể chất lẫn trí não. Thiếu vi chất dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như rối loạn thị lực, tổn thương não, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, giảm chỉ số IQ (chỉ số thông minh)...

Cha mẹ Việt còn thiếu kiến thức về vi chất dinh dưỡng, đến khi con có biểu hiện là giai đoạn muộn

Điều nguy hiểm nhất là hiện tượng thiếu vi chất dinh dưỡng rất khó phát hiện, vì không có triệu chứng đặc hiệu, đôi khi người ta chỉ phát hiện khi đã xảy ra biến chứng nặng nề. Các nhà dinh dưỡng học gọi tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là "nạn đói tiềm ẩn", vì diễn ra âm thầm. Phần lớn cha mẹ Việt không có kiến thức toàn diện, chính xác về vi chất dinh dưỡng để chủ động chăm sóc con một cách khoa học nhất.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 4.

Ví dụ một vi chất được chú ý nhiều là Vitamin D3, cha mẹ bổ sung Vitamin D3 nhưng chỉ bổ sung cho trẻ đến 1 tuổi, trẻ thiếu vận động không bổ sung Vitamin D3. Hay như các vitamin A, D là vi chất tan trong dầu, nhưng để "thanh đạm", nhiều mẹ cắt dầu mỡ khỏi khẩu phần của con , hoặc lượng dầu mỡ ăn không đủ so với nhu cầu dẫn đến giảm hấp thu các vi chất dinh dưỡng tan trong dầu. Trẻ cũng bị thiếu protein trong các bữa ăn, ăn không đa dạng thực phẩm do chế độ ăn cùng gia đình, hoặc do trẻ chỉ chịu ăn một vài thực phẩm ưa thích thì lại có nguy cơ thiếu sắt, kẽm.

Có thể thấy, bữa ăn của người Nhật, người Hàn Quốc có phong phú thực phẩm, chế biến rất đa dạng, trong khi người Việt thường chỉ có loại thức ăn mặn, 1 loại canh rau... diễn ra thường kỳ, nguy cơ thiếu vi chất cao hơn.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 5.

Hoặc tại châu Âu, vitamin và khoáng chất dành cho trẻ em rất phổ biến tại siêu thị, được dùng như một loại thực phẩm hàng ngày, trong khi ở Việt Nam, bố mẹ chỉ cuống cuồng đi mua các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng khi thấy con có triệu chứng bệnh lý như biếng ăn, thiếu máu, miễn dịch kém, hay ốm vặt, còi xương, thấp còi, suy dinh dưỡng… Tuy nhiên, hiểu biết chưa toàn diện cũng khiến các bậc phụ huynh bối rối trước "ma trận" các sản phẩm hỗ trợ, bổ sung dành cho trẻ.

Chuyên gia tư vấn cách sử dụng, bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng cách

Rất nhiều phụ huynh lúng túng khi phải đối mặt với việc nên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con thế nào? Con mình liệu có nằm trong nhóm cần phải bổ sung vi chất không, liều lượng thế nào là phù hợp?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với trẻ sơ sinh và nhũ nhi có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ cũng cần bổ sung dự phòng vitamin D3 liên tục trong ít nhất 2 năm đầu đời (do vitamin D3 trong sữa mẹ thấp). Đặc biệt, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, không được bú sữa mẹ, trẻ biếng ăn, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật... là những đối tượng có nguy có cao thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 6.

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học có chế độ ăn kém đa dạng, không đầy đủ dinh dưỡng, ít vận động cũng có thể rơi vào nhóm có nguy cơ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, nên việc bổ sung vitamin và khoáng chất là rất cần thiết, ngay cả khi trẻ có vẻ khỏe mạnh. 

Để trẻ phát triển toàn diện, phụ huynh cần có giải pháp kết hợp giữa vấn đề dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục, thể thao cũng như sử dụng sản phẩm bổ sung đúng cách.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 7.

Ngoài việc tăng cường dinh dưỡng tự nhiên qua bữa ăn đa dạng thực phẩm, phụ huynh nên dự phòng bổ sung cho con các vi chất có nguy cơ thiếu cao như: bổ sung vitamin D3 liên tục đến khi trẻ lớn; bổ sung sắt, kẽm đối với trẻ biếng ăn, xanh xao, thiếu máu, trẻ lười ăn protein hoặc ăn ít các loại protein có dưỡng chất này như hải sản, thịt bò, hay trẻ biếng ăn... Bổ sung canxi cho trẻ có dấu hiệu chất lượng xương răng kém như trẻ thóp lâu liền, trẻ chậm mọc răng, trẻ răng sún, xỉn màu...

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 8.

Một điều quan trọng không kém là cần tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi ngoài trời tối thiểu 30 phút/ngày, diện tích da hở đảm bảo 40 - 50%. Nếu bổ sung vi chất dinh dưỡng, kết hợp chế độ tập luyện, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập đúng cách, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, toàn diện, tránh được nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng do thiếu vi chất dinh dưỡng.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 9.

Các thông tin chi tiết ba mẹ có thế tham khảo thêm tại Website chính thức: https://www.fitobimbi.vn/ hoặc Fanpage: Fitobimbi.

Trẻ nhà giàu bụ bẫm, được tẩm bổ kỹ lưỡng nhưng vẫn còi xương, biết lý do thì bố mẹ "ngã ngửa" vì chăm con sai cách - Ảnh 10.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM