Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy?

Đức Khương | 09-05-2021 - 23:20 PM

(Tổ Quốc) - Có lẽ đây sẽ là loài mực kỳ là nhất mà bạn từng nhìn thấy, bởi vẻ ngoài của chúng chẳng khác gì một chiếc kẹp giấy.

Con vật kỳ lạ nhất mà bạn từng thấy là loài nào? Có thể nó là một con chuột chũi mũi sao Bắc Mỹ với 21 xúc tu trên đầu mũi và có màu đỏ như những con sao biển, hay một con cá dưới đáy biển sâu của nước Úc, khi cho lên mặt nước nó sẽ trở thành hình dạng lạ kỳ như một đống mỡ với khuôn mặt buồn bã.

Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy? - Ảnh 1.

Chuột chũi mũi sao là một loài chuột chũi nhỏ được tìm thấy trong các khu vực thấp ẩm của miền đông Canada và đông bắc Hoa Kỳ, với ghi chép dọc theo bờ biển Đại Tây Dương như xa về cực đông nam Georgia. Nó là thành viên duy nhất trong tông Condylurini và chi Condylura.

Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy? - Ảnh 2.

Blobfish (còn gọi là cá giọt nước) - loài cá được Tổ chức bảo tồn động vật xấu xí (Ugly Animal Preservation Society) bình chọn là... chuẩn mực của cái xấu. Loài cá này lần đầu được tìm thấy tại các vùng biển thuộc New Zealand và Úc, ở độ sâu từ 600 đến 1.200m. Đây cũng là những địa điểm có áp suất cao hơn mặt biển khoảng 118 lần.

Nếu bạn từng nhìn thấy một loài động vật chân đầu mới được các nhà khoa học phát hiện gần đây, có lẽ tất cả những điều kỳ lạ trên thế giới này sẽ trở nên hết sức bình thường, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi sinh vật này mới được xem là loài kỳ lạ nhất. Thực chất nó trông giống như một chiếc kẹp giấy quá khổ hoặc một nhúm "râu" dài trên đầu, chúng có thân cong với những đường xoắn.

Con vật này được gọi là Diplomoceras maximum. Thật đáng tiếc vì dù ở bất kỳ vườn thú nào trên hành tinh này hay lái tàu lặn khám phá biển sâu, bạn cũng sẽ không thể nhìn thấy con vật này, vì nó cũng giống như Tyrannosaurus. Loài vật này sống ở Nam Cực trong kỷ Phấn trắng thời kỳ cách đây 68 triệu năm và những gì chúng ta có thể thấy ngày nay chỉ là hóa thạch của chúng mà thôi.

Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy? - Ảnh 3.

Niên đại của các hóa thạch vào khoảng 68 triệu năm, cuối kỷ Phấn Trắng, cùng thời khủng long bạo chúa. Loài mực kỳ lạ này chủ yếu sinh sống ở vùng biển quanh khu vực Nam Cực ngày nay. Có thể chúng đã tuyệt chủng cùng lúc với loài khủng long vì vụ va chạm thảm khốc của tiểu hành tinh Chicxulub.

Hóa thạch của loài mực kỳ lạ này được phát hiện bởi Đoàn thám hiểm Nam Cực tại Đại học Leeds của Anh. Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra khoa học trên đảo Seymour thuộc bán đảo Nam Cực trong vòng 6 năm và phát hiện ra hơn 6.000 hóa thạch của sinh vật biển. Đặc biệt nhất trong số này chính là loài mực Diplomoceras maximum (Mực kẹp giấy).

Hóa thạch của mực kẹp giấy hiện nay đang được trưng bày cho công chúng tại Bảo tàng Trái đất ở Ithaca, New York, nếu may mắn được nhìn thấy, bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi tại sao loài vật này lại lớn lên như thế - nó dài khoảng 1,5 mét và có thể dài tối đa 2 mét, tương đương với chiều cao của con người; nếu duỗi cơ thể hình chiếc kẹp giấy của nó ra thành một đường thẳng thì chiều dài cơ thể của chúng sẽ vượt quá 4 mét.

Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy? - Ảnh 4.

Giả định của họ phù hợp vì vỏ được biết là phát triển bằng cách bồi đắp, tạo ra sự phát triển mới mỗi năm. Sau khi thu nhỏ lớp vỏ khổng lồ của những con vật dài 1,5 mét này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cách giải thích hợp lý duy nhất là những con vật này có tuổi thọ khoảng 200 năm.

Ngoài ra, điều khiến các nhà khoa học cảm thấy ngạc nhiên nhất đó là loài mực kẹp giấy này có tuổi thọ lên tới 200 năm, suy đoán nay được tính từ những đường gờ trên vỏ của chúng, cách tính này tương tự như cách tính tuổi từ những đường vân của thân cây. Vỏ của chúng được phát triển qua quá trình bồi tụ, dựa trên những đặc điểm lặp đi lặp lại của các đồng vị carbon và oxy, các nhà khoa học tin rằng điều này phản ánh sự sản sinh khí methane hàng năm ở đáy biển.. Điều này có nghĩa là vỏ của mực kẹp giấy sẽ phát triển thêm một rãnh mỗi năm, và nó sẽ ngày càng dài ra.

Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy? - Ảnh 5.

Và câu hỏi đặt ra là tại sao loài mực này lại có thể sống lâu được đến như vậy, trong khi các loài động vật chân đầu hiện đại, chẳng hạn như mực nang và mực ống, có tuổi thọ dưới 5 năm ngay cả khi chúng là loài lớn nhất trong họ này hay loài ốc anh vũ cũng là động vật chân đầu có vỏ, chúng chỉ có thể sống tối đa đến 20 năm. Vì vậy mực kẹp giấy có thể sống được 200 tuổi là điều hoàn toàn kỳ lạ và bí ẩn.

Trông giống như một chiếc kẹp giấy và có tuổi thọ lên tới 200 năm, tại sao loài mực này lại phát triển kỳ lạ như vậy? - Ảnh 6.

Nghiên cứu mới được công bố tại một cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Địa chất Mỹ tuyên bố phát hiện ra bằng chứng mới cho thấy một sinh vật có tuổi thọ rất cao chưa từng được biết đến trước đây.

Để trải lời câu hỏi này, các nhà cổ sinh vật học đã đưa ra một giả thuyết tam thời - họ cho rằng có thể môi trường sống của chúng khi đó giống với hoàn cảnh của loài cá mập Greenland, chúng sống ở vùng biển lạnh giá của Nam Cực, có mùa đông dài và tăm tối, thiếu nguồn thức ăn, bởi vậy chúng phải làm chậm quá trình trao đổi chất để tăng cơ hội sinh sản thành công, do đó tuổi thọ của chúng cũng được tăng cao.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM