Từ “kẻ ốm yếu” đến quốc gia giàu nhất châu Âu: Đức tiến xa như thế nào dưới thời bà Angela Merkel?

(Tổ Quốc) - Sau 16 năm cầm quyền, bà Angela Merkel có kế hoạch rút khỏi chính trường sau cuộc bầu cử Quốc hội Đức vào 26/9 tới.

Dưới thời của bà Merkel, nước Đức đã đi từ "kẻ ốm yếu của châu Âu" đến một cường quốc về kinh tế. Vậy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tiến xa như thế nào dưới thời bà Merkel?

Hãng tin RT đã nghiên cứu một số những chính sách quan trọng của bà Merkel và xác định xem các biện pháp này đã tiến triển ra sao trong 16 năm kể từ khi bà làm thủ tướng.

Nền kinh tế

Nền kinh tế Đức đã tăng trưởng 34% từ nhiệm kỳ đầu tiên của bà Merkel, cao hơn 15% so với đối thủ láng giềng là Pháp.

Bên cạnh khả năng lãnh đạo tốt, một số điều cũng nhờ vào may mắn. Dưới thời bà Angela Merkel, Đức đã được hưởng lợi từ nhu cầu lớn về hàng hóa kỹ thuật cao cấp từ các nền kinh tế đang phát triển nhanh như Trung Quốc.

Những cải cách như giảm thuế, hợp nhất các khoản trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi cũng như tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, được thực hiện bởi người tiền nhiệm Gerhard Schroeder, cũng mang lại thành quả.

Thị trường lao động

Dưới thời bà Merkel, tỷ lệ thất nghiệp giảm hơn 3 triệu người. Chính quyền bà Merkel đã sử dụng rộng rãi kế hoạch làm việc ngắn hạn "Kurzarbeit". Kế hoạch này giúp tránh sa thải hàng loạt trong thời kỳ suy thoái, bao gồm cả giai đoạn đại dịch Covid-19, bằng cách trợ cấp doanh nghiệp để giữ lại công nhân biên chế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris cho biết kế hoạch này đã giúp giữ được gần 500.000 việc làm trong thời kỳ suy thoái năm 2009. Quỹ Tiền tệ Quốc tế gọi đây là "tiêu chuẩn vàng" cho các chương trình tương tự.

Nền kinh tế xuất khẩu

Từ “kẻ ốm yếu” đến quốc gia giàu nhất châu Âu: Đức tiến xa như thế nào dưới thời bà Angela Merkel? - Ảnh 1.

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

Dưới thời thủ tướng Angela Merkel, Đức đã tăng cường xuất khẩu, ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ thống trị thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, chính quyền bà Merkel ngày càng thận trọng với việc các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. Đức thắt chặt các quy định để bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự thâu tóm của các nhà đầu tư nước ngoài không thuộc Liên minh châu Âu.

Người di cư ảnh hưởng dân số Đức ra sao?

Với việc không muốn sử dụng vũ lực để ngăn chặn dòng người tị nạn hướng đến Đức và quyết tâm tránh một thảm họa nhân đạo, bà Merkel đã quyết định luôn mở cửa biên giới.

Nhiều người thấy khó hiểu vì năm 2010, bà đã tuyên bố chủ nghĩa đa văn hóa ở Đức đã thất bại nặng nề. Nhưng đến năm 2015, Đức đã có một vị thế kinh tế đủ mạnh để chào đón những người tị nạn. Song song với đó, bà Merkel cũng có đủ vốn chính trị để biến điều đó thành hiện thực.

Từ năm 2005 đến 2009, dân số không phải người di cư dưới 50 tuổi đã giảm. Nhưng nhiệm kỳ của bà Merkel đã ghi nhận sự tăng trưởng dân số từ những người di cư ở mọi độ tuổi.

Mức độ người dân ủng hộ bà Merkel

Bà Angela Merkel thường xuyên được xếp hạng là chính trị gia được yêu quý nhất của Đức. Vào tháng 8 năm 2021, tỷ lệ người ủng hộ bà Merkel cao nhất là ở thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby Boomers: 1946-1964) với 57%. Theo sau là thế hệ X (1965-1980) với 53%.

Những theo dõi ghi nhận từ năm 2019 cho thấy, thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh liên tục có tỷ lệ ủng hộ bà Merkel cao nhất. Nhưng trong những tháng đầu tiên của đại dịch, sự ủng hộ của thế hệ Z (1997-2012) đã cao hơn các thế hệ trước, mặc dù sự ủng hộ trước đó còn mờ nhạt.

Từ “kẻ ốm yếu” đến quốc gia giàu nhất châu Âu: Đức tiến xa như thế nào dưới thời bà Angela Merkel? - Ảnh 2.

Các nước khác cảm thấy thế nào về bà Merkel?

Vị thế của bà Merkel đã tăng lên trong thời gian bà nắm quyền. Bà đã giành được sự tôn trọng trên toàn thế giới vì quyết định năm 2015, mở cửa biên giới đón nhận 1 triệu người di cư chay trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông. Bà cũng được nhiều người coi là niềm hy vọng lớn cuối cùng của phương Tây đối với nền dân chủ tự do khi ông Donal Trump bước vào Nhà Trắng năm 2017.

Sự phân chia Đông-Tây

Bất bình đẳng thu nhập đã phân chia phương Đông và phương Tây.

Sau khi bơm 2.000 tỷ euro (2.360 tỷ USD) trong ba thập kỷ, sản lượng kinh tế trên đầu người ở khu vực phía đông mới bằng 3/4 của miền tây. Chính quyền của bà Merkel đã khuyến khích các trung tâm công nghệ cao ở các thành phố phía đông Berlin, Potsdam, Leipzig, Dresden và Jena.

Tỷ lệ thất nghiệp ở miền đông đạt mức thấp kỷ lục mới trong năm 2018, giảm xuống còn 6,9%. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhiều so với mức 4,8% được ghi nhận ở miền Tây.

Về giải quyết vấn đề khí hậu

Đức vẫn sử dụng hơn 3/4 năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Chính quyền của bà Merkel đã thúc đẩy chuyển hướng sang các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời, với kế hoạch thoát khỏi năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và điện than vào năm 2038. Tuy nhiên, những người chỉ trích bao gồm cả phe đối lập Đảng Xanh nói rằng họ đang đi quá chậm để đạt được mục tiêu trung hòa khí nhà kính.

Bà Merkel cũng đã cho phép xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 để đưa khí đốt của Nga đến Đức.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đi đến đâu?

Đức đã chậm chạp trong việc bắt kịp thời đại số hóa. 4/10 công ty vẫn sử dụng máy fax thường xuyên để liên lạc trong và ngoài công ty.

Dữ liệu của OECD cho thấy, số hóa đòi hỏi phải có internet tốc độ cao, nhưng Đức đứng thứ 34 trong số 38 nền kinh tế công nghiệp hóa về kết nối internet nhanh.

Trong một nỗ lực để tăng tốc độ triển khai internet tốc độ cao và đấu tranh cho sự điều chỉnh của Đức trong thời đại kỹ thuật số, bà Merkel đã bổ nhiệm chính trị gia Bavaria Dorothee Baer làm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của bà về các vấn đề kỹ thuật số.

Nhập cư, phi công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu đã thách thức liên minh cầm quyền CDU/CSU và Đảng Dân chủ Xã hội trung tả, những người thống trị nền kinh tế Đức thời hậu chiến, cho đến khi những xu hướng này thúc đẩy sự gia tăng của Đảng cực hữu AfD và các nhà sinh thái học Đảng Xanh.

Tham khảo: RT

Khánh Ly

Tin mới