Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Văn học trẻ năm 2018 có những gì, được đánh giá ra sao?. Và năm 2019 sẽ có những dự cảm nào dành cho văn học trẻ. Đây là nội dung buổi trò chuyện nhân dịp đầu năm mà nhà văn Phong Điệp – Phó trưởng Ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam dành cho báo Tổ Quốc.
Văn học trẻ 2019 sẽ là sự lên ngôi của giả tưởng và phi hư cấu - Ảnh 1.

Nhà văn Phong Điệp

- Là một nhà văn từng theo dõi sáng tác văn học trẻ nhiều năm, hiện nay lại là Phó trưởng Ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam, xin nhà văn Phong Điệp cho biết về văn học trẻ năm 2018?

Nhà văn Phong Điệp: Về mặt bằng chung của văn học trẻ, cá nhân tôi không thấy có sự bứt phá nào thực sự thuyết phục hơn so với những năm trước. Mặc dù đây cũng là năm Văn học tuổi 20 trao giải nhưng không có giải nhất, nhìn vào cơ cấu giải thì rõ ràng không thành công hơn so với những cuộc thi lần trước. Về mặt bằng cũng không có gì nổi trội.

Tuy nhiên, nhìn sâu trong văn học thì thấy có sự nỗ lực, dằn vặt của mỗi người viết. Tức là sự tự ý thức của mỗi người viết vẫn thấy một khao khát thực sự cháy bỏng, một sự bứt phá. Nhưng từ khao khát đến việc biến điều đó trở thành hiện thực, có những tác phẩm thuyết phục vẫn là quá trình nỗ lực của từng cá nhân. Nhưng có khao khát thì sẽ như một ngọn lửa và chúng ta có cơ hội hy vọng.

Còn vì sao nói mặt bằng không có sự bứt phá ngay cả những tác giả văn học tuổi 20 như Nguyễn Kim Hòa, Đinh Phương… những người mà trước đây tôi từng đánh giá cao thì năm nay họ nhận giải không cao đối với chính bản thân và với mặt bằng văn học. Tức là không có sự đột phá, nhưng vẫn thấy sự nỗ lực đổi mới của họ và chúng ta tiếp tục hy vọng cho những năm tới.


nha van tre 1
nha van tre 1
nha van trẻ 2
nha van trẻ 2
nha van tre3
nha van tre3
nha van tre4
nha van tre4

Một số hoạt động của Ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam năm 2018

- Nhà văn có thể dự cảm về văn học trẻ năm 2019, có gì khởi sắc?

Nhà văn Phong Điệp: Thực ra có khởi sắc hay không thì chưa biết, nhưng tôi nghĩ có 2 xu hướng mới sẽ "lên ngôi", đó là văn học giả tưởng và văn học phi hư cấu. Hai, ba năm vừa rồi đã xuất hiện và xu hướng đó sẽ càng được thịnh hành hơn. Những cuốn ký sự, sự trải nghiệm của người trẻ với đời sống cũng là một xu hướng, là chia sẻ thực tế chứ không phải hư cấu. Còn có sự bứt phá, đột phá thì cũng hơi khó.


- Với vị trí là Phó trưởng Ban Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, chị có những đề nghị gì để thúc đẩy văn học trẻ phát triển không?, chẳng hạn một giải thưởng dành cho văn học trẻ?

Nhà văn Phong Điệp: Ngay như hôm tổng kết công tác văn học năm 2018, trong đề xuất cho năm 2019 tôi đã đưa ra một số đề xuất cho văn học trẻ, trong đó có giải thưởng văn học trẻ. Bởi vì dù Hội Nhà văn có giải thưởng văn học hàng năm nhưng người trẻ sẽ rất khó "chen chân". Chất lượng văn học vẫn là quan trọng nhất nhưng người trẻ so với nhà văn đã định hình tên tuổi để "ngang bằng" là điều rất là khó. Vì thế rất cần một giải thưởng văn học trẻ để khích lệ, phát hiện.

van tre4
van tre4
hn van tre2
hn van tre2
hn van tre3
hn van tre3

- Nhà văn có thể nói rõ hơn về đề xuất giải thưởng này?

Nhà văn Phong Điệp: Giải thưởng này không nhất thiết phải trao hằng năm, có thể hai năm, hoặc bốn năm, tức là theo một chu kỳ và có quy định độ tuổi rõ ràng, như tôi đề xuất là dưới 30. Tác giả dưới 30 tuổi là bắt đầu đã hình thành khả năng văn chương. Còn 40 thì văn trẻ đã tương đối định hình phong cách. Nên giải thưởng đó nên trao giải cho tác giả dưới 30.

Thứ hai là trong năm 2019 tôi cũng đề xuất tập hợp, chọn lọc để in hai tập thơ và văn xuôi chọn lọc trong bốn năm vừa rồi của các tác giả trẻ. Bởi năm 2020 là đại hội Nhà văn và sau đó sẽ diễn ra Hội nghị Viết văn trẻ. Vậy thì bốn năm qua là một chặng đường để nhìn lại rất cụ thể, đã hình thành những tác giả trẻ nào mới, những tác phẩm tiêu biểu của họ như thế nào. Sau 4 năm nữa chúng ta lại làm một tập sách tương tự và có sự so sánh giữa các tập sách đấy.

Có tập sách như vậy vừa là tôn vinh, khẳng định những nỗ lực họ đã làm và chúng ta cũng nhìn được sự hình thành đội ngũ các cây bút trẻ.

Tôi nghĩ có 2 xu hướng mới sẽ "lên ngôi", đó là văn học giả tưởng và văn học phi hư cấu. Hai, ba năm vừa rồi đã xuất hiện và xu hướng đó sẽ càng được thịnh hành hơn

Nhà văn Phong Điệp


- Tại sao nhà văn lại đề xuất giải thưởng văn học trẻ có một độ tuổi "hẹp" như vậy?. Bởi ngay cả tiêu chí để lựa chọn đại biểu tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc của Hội Nhà văn Việt Nam cũng là không quá 35 tuổi. Chưa hết, một số Hội Nhà văn địa phương còn đề xuất nhà văn trẻ có độ tuổi không quá 40?


Nhà văn Phong Điệp: Giải thưởng văn học trẻ không dành riêng cho Hội viên mà cho tất cả các cây bút. Tôi đã nghĩ về độ tuổi 30 của người viết. Nhưng nhìn vào mặt bằng hôm nay, đã hình thành một thế hệ tác giả trên 20 tuổi như Huỳnh Trọng Khang và nhiều tác giả khác… họ có đầy nội lực, tiềm năng mà có thể hi vọng. Tất nhiên độ tuổi cũng chỉ là tương đối. Nhưng theo tôi, đã là giải thưởng dành cho người trẻ thì phải trao cho người trẻ thực sự để có một sự phân định rõ ràng. Còn khi họ đã 40 tuổi, họ hoàn toàn có thể tham gia "sân" chuyên nghiệp hơn.


50773197_1603195093159893_1351388808028880896_n
50773197_1603195093159893_1351388808028880896_n
50695633_1981413755496770_5682955650661875712_n
50695633_1981413755496770_5682955650661875712_n
hoa mai
hoa mai

Một mùa xuân đang đến đầy hi vọng cho văn học trẻ 2019


- Thế còn những người viết nhiều tuổi hơn nhưng họ lại viết mới mẻ, trẻ trung hơn thì sao, có thể "chen chân" vào giải thưởng này được không?

Nhà văn Phong Điệp: Thực ra đây chỉ là một đề xuất của Ban Nhà văn trẻ, còn có được hay không cũng chưa biết. Nhưng kể cả 30 hay 35 tuổi cũng chỉ là mang tính tương đối. Vì xét cho cùng, khi giải trao thì trao cho người thực sự mới mẻ về tuổi tác, trong phong cách, nhưng cũng không thể già quá. Vì với những người trẻ khi bước chân đầu tiên đến với văn chương còn tự làm mới, làm trẻ sáng tác của bản thân, điều này là cần thiết và quan trọng. Nhưng cái mới, cái trẻ của người 70 tuổi với người 20 tuổi khác nhau hoàn toàn. Một bên là đầy sự trải nghiệm, va vấp, còn một bên là mầm cây non mà chúng ta cần phát hiện và vun xới.

Văn học trẻ 2019 sẽ là sự lên ngôi của giả tưởng và phi hư cấu - Ảnh 6.

Những cây bút trẻ nào từ Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ IX sẽ trở thành tác giả?


- Hiện nay có một thực trạng là tác giả không mấy mặn mà với việc viết đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam, vậy Ban Nhà văn trẻ có bao giờ có động thái "mời họ" vào Hội không?

Nhà văn Phong Điệp: Thực ra, những năm qua, Ban nhà văn trẻ đã có động thái, với những tác giả trẻ đã khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn học trẻ, Ban nhà văn trẻ tiếp xúc, mời gọi họ viết đơn. Và rất nhiều người trong số họ đã trở thành hội viên trong thời gian rất ngắn. Điều này chứng minh khi một tác giả đủ sự thuyết phục trong chính tác phẩm của họ thì không có việc chờ đợi viết đơn một cách hình thức. Cũng có tâm lý một số người ngại nộp đơn xét khi mà danh sách chờ gần bằng danh sách hội viên chính thức. Nhưng Hội Nhà văn vẫn luôn có chỗ đứng xứng đáng cho những người xứng đáng.

Xin cảm ơn nhà văn!

Hiền Nguyễn (Thực hiện)

Ảnh: Ban Nhà văn trẻ và những người bạn