Về nơi người dân không thiếu việc làm giữa "bão dịch", nghề thủ công tưởng đã bị lãng quên nay lại trở thành "phao cứu sinh"

(Tổ Quốc) - Người dân Kim Sơn (Ninh Bình) coi đây là cơ hội phát huy nghề truyền thống và cũng hiếm có nghề nào trong thời buổi này đem lại tiền công lao động như nghề đan cói và những vật liệu tương tự.

Theo chia sẻ của người dân Kim Sơn, địa phương này là một trong những nơi sản xuất ra nhiều mặt hàng cói, hoàn toàn bằng thủ công, mẫu mã đa dạng. Vì vậy, dù đang trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 nhưng người dân không thiếu việc để làm.

Gia đình 3 thế hệ đan giỏ cói

Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số các gia đình ở làng quê này đang vào "mùa" đan cói rất sôi động. Người già lớn tuổi thì tham gia việc nhẹ nhàng hơn, đó là phơi cói hoặc nhặt cói (lựa chọn những sợi bị lỗi bỏ ra), người trẻ tuổi thì hăng say đan lát theo mẫu, trẻ em cũng tham gia rất nhiệt tình.

Mẫu giỏ lớn đang được người dân sản xuất đồng loạt

Mẫu giỏ lớn đang được người dân sản xuất đồng loạt

Bất cứ mẫu nào do đối tác đặt hàng, người dân đều đan được

Bất cứ mẫu nào do đối tác đặt hàng, người dân đều đan được

Tại nhà chị Thu Hương (Phương Thượng, Kim Sơn) luôn có 3 thế hệ, ngoài mẹ con chị Hương còn có mẹ đẻ cũng tham gia đan thủ công. Trong những ngày này họ tất bật với công việc đan mẫu "giỏ lớn" bởi ngày công khá hấp dẫn.

"Xảy ra dịch bệnh, nhiều nơi không có công ăn việc làm nhưng ở đây còn may mắn có nghề thủ công, nếu chịu khó lao động thì ngày công thu nhập ổn hơn rất nhiều nghề khác", người phụ nữ chia sẻ.

Theo chị Hương, trong những ngày nắng nóng cùng với lý do dịch bệnh và đang được nghỉ Hè, con gái chị ở nhà giúp mẹ.

"Trẻ con khéo tay, nhanh nhẹn nên ngày công cao gần gấp đôi của mẹ. Tranh thủ dịp nghỉ Hè nên các cháu đều lao động giúp gia đình", người mẹ chia sẻ, tập trung lao động thì không dưới 300 nghìn đồng/ngày công.

Cũng tương tự, tại gia đình chị Dung ở phố Phú Vinh, thị trấn Phát Diệm trong những ngày này luôn có vài cháu học sinh được nghỉ học nên cùng tham gia đan cói.

Đây là mẫu giỏ bé

Đây là mẫu giỏ bé

Mỗi chiếc quai này hoàn thiện sẽ được 1 nghìn đồng tiền công

Mỗi chiếc quai này hoàn thiện sẽ được 1 nghìn đồng tiền công (phần thân giỏ do đại ly mang đến)

Thách thức trở thành cơ hội để giữ nghề truyền thống

Khác với mẫu ở những nơi khác, chị Dung hàng ngày được đại lý đưa mẫu để đan quai, khâu đoạn này nhìn bề ngoài rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết.

Chị cho biết, trẻ em (học sinh cấp 2, 3) cũng có thể làm được nên các con của chị và những em học sinh ở xung quanh tham gia rất nhiệt tình.

"Không đặt vấn đề kinh tế cho các cháu, nhưng đan thủ công thế này là cơ hội để các cháu hiểu biết và đặc biệt là giữ nghề truyền thống. Cũng là để các con thấy được giá trị đồng tiền, mỗi chiếc giỏ này hoàn thiện đôi quai thì được 1 nghìn đồng tiền công, mỗi giờ có thể được hơn chục nghìn đồng. Đây là đối với các cháu học sinh vừa làm vừa chơi, còn những cháu lao động quen rồi thì thu nhập cao hơn rất nhiều lần. Như vậy các con sẽ hiểu được công lao động vất vả như thế nào".

Song, chị Dung cho rằng, thời buổi dịch bệnh đang diễn ra, nhiều nơi không có công ăn việc làm, thì ở quê Kim Sơn có nghề truyền thống.

"Nếu không vướng dịch bệnh thì hàng ngày sẽ có vài gia đình ở xung quanh tập trung về đây cùng đan cho vui, bây giờ thì nhà nào về nhà đấy. Nhưng, mỗi ngày chỉ làm 2 tiếng đồng hồ, còn để các cháu học bài…", chị Dung chia sẻ.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nhưng lại là cơ hội cho người nông dân thu hoặc được những cây cói có màu sắc rực rỡ

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nhưng lại là cơ hội cho người nông dân thu hoạch được những cây cói có màu sắc rực rỡ

Mỗi ngày có hàng chục chiếc giỏ được sản xuất nhờ bàn tay khéo léo

Mỗi ngày có hàng chục chiếc giỏ được sản xuất nhờ bàn tay khéo léo

Giữa lúc khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, đan cói lại là nghề cứu sinh - Ảnh 7.

Đòi hỏi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ

Từ những sợi cói sau đó dần hình thành chiếc giỏ với các mẫu mã khác nhau

Quai giỏ đan bằng 4 sợi cói

Quai giỏ đan bằng 4 sợi cói

Các em học sinh tranh thủ những ngày nghỉ Hè tham gia cùng gia đình. 

Sản phẩm khi chưa hoàn thiện

Sản phẩm khi chưa hoàn thiện

Sản phẩm hoàn thành

Sản phẩm hoàn thành

Niềm vui của bà chủ đại lý đi thu gom hàng:

Niềm vui của bà chủ đại lý đi thu gom hàng: "Càng sản xuất được nhiều, chủ hàng càng vui"

Bện "đuôi trâu" xuất khẩu sang Nhật

Cũng tương tự như mẫu giỏ cói, chúng tôi không khỏi bất ngờ sản phẩm "đuôi trâu" được làm từ những cọng rơm khô bởi người dân các xã Ân Hòa, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, huyện Kim Sơn. Theo một số người dân, đây là sản phẩm ưa thích của người Nhật thường dùng để trang trí đầu năm mới.

Nhu cầu sử dụng mặt hàng này tăng cao, vì thế nhiều người dân ở đây không chỉ có công việc ổn định mà thu nhập cũng cao hơn nhiều nghề khác trong mùa dịch.

Đuôi trâu đang là sản phẩm thủ công khá phổ biến

Đuôi trâu đang là sản phẩm thủ công khá phổ biến

Rơm khô, cói là nguyên liệu

Rơm khô, cói là nguyên liệu

Về nơi người dân không thiếu việc làm giữa

Công việc phù hợp với đa số phụ nữ

Thu nhập lại ổn định

Thu nhập lại ổn định từ 300 nghìn đồng/ngày công

Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là vùng đất từ lâu đời nay đã nổi tiếng với nghề trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói. Sản phẩm từ cói của huyện Kim Sơn hiện nay xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới.

Theo các cụ cao niên, từ thời xa xưa bất cứ mẫu nào được đối tác đặt hàng, thì bà con đều "sản xuất" ra nhờ những bàn tay khéo léo. Những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên.

Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp.

Những tố chất này giúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của nghề, tạo dựng nên nghề trồng, chế biến cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Minh Ngọc

Tin mới