Vinamilk là đại diện tiên phong của Việt Nam thuộc top “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”

(Tổ Quốc) - Vinamilk là công ty tiên phong của Việt Nam được xét chọn là "Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN" tại Diễn đàn Thường niên 2020 của Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD).

Tại sự kiện Diễn đàn Thường niên 2020 của Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) diễn ra ngày 10/12/2020, VIOD và Ủy ban chứng khoán Việt Nam đã công bố Vinamilk là công ty tiên phong và hàng đầu của Việt Nam được vinh danh là "Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN" ("ASEAN ASSET CLASS"), đồng thời thuộc Top 3 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) của Việt Nam theo kết quả Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019, thuộc Sáng kiến Quản trị Công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance) của Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF).

Kết quả Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019 ("ACGS") có sự tham gia của gần 600 doanh nghiệp trong khối ASEAN. Trong đó, Việt Nam có 82 doanh nghiệp tham gia và chỉ có 35 doanh nghiệp đạt số điểm cao nhất được lọt qua vòng sơ khảo do các chuyên gia Việt Nam đánh giá. Sau đó, 35 doanh nghiệp Việt Nam sẽ được 5 nước ASEAN còn lại để chấm điểm. Vòng 2 này được tổ chức theo nguyên tắc chấm chéo, mỗi quốc gia không chấm điểm cho doanh nghiệp của nước mình nhằm đảm bảo tính minh bạch, độc lập và khách quan.

Qua các vòng đánh giá, kết quả cuối cùng cho thấy, Vinamilk là công ty Việt Nam tiên phong và hàng đầu đạt giải thưởng ở hạng mục "Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN". Để được công nhận, các công ty phải đạt tối thiểu 75% số điểm theo Thẻ điểm Quản trị Công ty của ASEAN (tối đa là 130 điểm quy đổi). Trong 5 nội dung đánh giá quản trị cấp độ doanh nghiệp thì Trách nhiệm của Hội đồng quản trị cùng Tính minh bạch và công bố thông tin là hai nội dung có tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 40% và 25%.

Vinamilk là đại diện tiên phong của Việt Nam thuộc top “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” - Ảnh 1.

Các tiêu chí đánh giá được thực hiện đối với 5 nội dung chính của quản trị công ty.

Chia sẻ về kết quả này, bà Mai Kiều Liên - Thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Vinamilk, cho biết "Phương châm của Vinamilk là luôn chủ động tiếp cận các chuẩn mực quản trị công ty theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Ngoài việc hợp tác tốt với các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước về quản trị công ty trong nước Vinamilk sẵn sàng trao đổi cởi mở và chúng tôi đánh giá cao những đóng góp, đề xuất của nhà đầu tư quốc tế, cổ đông nước ngoài để Vinamilk có được thành tích tốt như hôm nay."

Vinamilk là đại diện tiên phong của Việt Nam thuộc top “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” - Ảnh 2.

Vinamilk liên tục nhận được giải thưởng về quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững từ các tổ chức trong và ngoài nước.

Tính đến ngày 14/12/2020, Vinamilk đã đạt giá trị vốn hóa hơn 10 tỷ USD và cho thấy sự ổn định qua các chỉ số hoạt động kinh doanh trong một năm nhiều thách thức do đại dịch Covid-19. Với những nỗ lực vượt bậc trong năm 2020, Vinamilk đã có mùa bội thu giải thưởng trong nước với 3 Giải Nhất trong các hạng mục quan trọng: Doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa lớn), Báo cáo thường niên tốt nhất và Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất. Điều này cũng cho thấy sự xứng đáng khi Vinamilk được ghi nhận ở giải thưởng tầm khu vực. (Theo Chương trình bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2020 do Sở GDCK TP.HCM, Sở GDCK Hà Nội, Báo Đầu tư và Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital phối hợp tổ chức).

Vinamilk là đại diện tiên phong của Việt Nam thuộc top “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” - Ảnh 3.

Với những sự đầu tư bài bản và bền vững trong kinh doanh sản xuất, Vinamilk hiện đang là 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có nội dung đánh giá về quản trị công ty như sau (*): "Về quản trị doanh nghiệp, UBCK mong muốn các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào hoạt động này. Mục tiêu tăng cường quản trị doanh nghiệp trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đáng chú ý, năm nay, Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong lọt vào Top 100 doanh nghiệp ASEAN có điểm quản trị công ty tốt nhất, rất tự hào, nhưng chỉ mới có một doanh nghiệp."

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cách doanh nghiệp được xây dựng và quản trị là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Quản trị doanh nghiệp tốt có nghĩa là sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tiếp cận vốn tốt hơn, cơ hội việc làm tốt hơn và và cơ hội phát triển các thị trường vốn của quốc gia và khu vực bền vững hơn.

(*) Trích phát biểu của Chủ tịch UBCKNN trong Báo Đầu Tư Chứng Khoán số 120, phát hành ngày thứ 2, 7/12/2020 (trang 42).

Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019 (ACGS) là một đánh giá được thực hiện độc lập dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi của các công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán của ASEAN và dựa trên bộ tiêu chí chung áp dụng cho toàn bộ 6 nước (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). ACGS trở thành tiêu chuẩn về thông lệ quản trị công ty tốt đối với các công ty niêm yết ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Đây là một nền tảng hiệu quả để thúc đẩy thực hành quản trị công ty tốt, góp phần to lớn vào việc quảng bá hình ảnh các tài sản đầu tư có chất lượng của ASEAN.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Trùm giao hàng giá rẻ trong năm 2024: Giao siêu rẻ, nhận siêu tốc

Trùm giao hàng giá rẻ trong năm 2024: Giao siêu rẻ, nhận siêu tốc

Năm 2024, Ahamove chính thức công bố hình tượng thương hiệu "Trùm giao hàng giá rẻ". Bên cạnh việc cho ra mắt iTVC gây "bão" thảo luận, thương hiệu này cũng tung chùm deal SIEURE giảm 50% và dịch vụ mới Siêu tốc - Tiết kiệm. Đây là minh chứng rõ ràng cho chiến lược định vị mới của Ahamove không hề là lời hứa suông.
Tin mới