Xin nghỉ việc thời điểm trước Tết, cô nàng sale bị sếp dằn mặt, đòi lương ứng trước và màn miệt thị nhân viên khiến ai nấy sốc óc

(Tổ Quốc) - Câu chuyện "bóc phốt" chốn công sở gây ra tranh cãi lớn, liệu giữa sếp và nhân viên ai mới là người sai?

Không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của đôi bên ở chốn công sở sẽ rất dễ gây ra nhiều thị phi, mâu thuẫn. Sếp lúc nào cũng sẽ mong nhân viên cấp dưới gắn bó, làm việc hiệu quả và thái độ tốt, không hành xử quá đáng. Ngược lại, nhân viên sẽ đòi hỏi một công việc phù hợp với bản thân mà mức thù lao, đãi ngộ tốt, đặc biệt sếp phải tôn trọng, thấu hiểu. Để dung hòa giữa sếp và nhân viên hay nói cách khác là người sử dụng lao động và người lao động thì rất cần đến hợp đồng lao động.

Nếu không có hợp đồng lao động minh bạch, chắc chắn chị em sẽ gặp nhiều bất lợi khi cấp trên "trở mặt". Trường hợp đang gây sốt trên MXH dưới đây là một ví dụ điển hình.

Xin nghỉ việc thời điểm trước Tết, cô nàng sale bị sếp dằn mặt, đòi lương ứng trước và màn miệt thị nhân viên khiến ai nấy sốc óc - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Cô nàng P.A vài giờ trước đã đăng tải dòng tâm sự "bóc phốt" sếp cũ của mình trên một diễn đàn review công ty. Nguyên văn của đoạn status như sau:

"Chào anh chị em trong nhóm. Em có đi thử việc trong 1 công ty. Tháng đầu là tháng 11 em được 2,5 triệu/16 công. Tháng 12 em được tính ra tầm 18-19 triệu gì đó.

Ngày 14/12 em có xin sếp em nghỉ vì em cũng thấy công việc không hợp với em, công ty lại hay chậm lương 10-15 ngày (các nhân viên cũ đã nghỉ bảo vậy và tháng em đang làm cũng chậm như vậy) nhưng sếp bảo làm tiếp đi, anh cho em ứng trước 8 triệu.

Nhưng đến ngày 23/12 sau khi bị sếp nói vì làm sale không ra ngoài vợt khách mà ngồi văn phòng... (em đã thừa KPI 560 triệu/250 triệu, và hôm đó cực kì vắng khách, em cũng nói rõ nguồn khách chủ yếu của em là từ Facebook rồi). Em nản, thấy công việc không phù hợp và xin nghỉ, em cũng chỉ nói trước 1 ngày, em thấy cũng hơi có lỗi, nhưng thật sự công việc không hề phù hợp với em và thời gian thử việc bên công ty cũng không kí hợp đồng thử việc.

Vậy là sau khi em nhắn mấy lần em báo nghỉ, sếp em đòi em trả lại 8 triệu mà đã cho ứng trước và không trả số lương còn lại khoảng 11 triệu. Trong trường hợp này em bị giữ lương là đúng không ạ?

Mình xin cam đoan là mình không phải HR nhé, với cả mình đi làm cũng nỗ lực lắm, Chủ Nhật không tính lương cũng không nghỉ, còn bị mắng oan nên mình mới nghỉ luôn chứ không cũng tính làm hết tháng."

Bên cạnh tâm sự, P.A còn đính kèm thêm màn đối đáp căng thẳng giữa cô nàng và sếp. Đáng chú ý, sếp đã liên tục đòi lại 8 triệu ứng trước, từ chối trả thêm tiền để đủ lương tháng này. Đồng thời, anh ta còn viện cớ gần Tết xin nghỉ là sai trái và liên tục dùng lời lẽ miệt thị nhân viên, đặc biệt là "ranh con".

Màn đáp trả cứng rắn của P.A và loạt lời lẽ miệt thị gay gắt của sếp dành cho nhân viên. (Ảnh chụp màn hình của NV)

Sau đoạn status, đã có hàng trăm bình luận nhiều chiều dành cho câu chuyện này. Không phải ai cũng đứng về phía cô nàng sale này. Mặt khác, họ còn lên tiếng bảo vệ sếp và chỉ trích thái độ chưa tinh tế của bạn trẻ khi làm việc công ty.

Nhân viên hay sếp trong câu chuyện trên mới là người hành xử thiếu chuyên nghiệp?

Nhìn nhận một cách khách quan thì việc nhân viên nghỉ đột ngột ở thời điểm cận Tết như bây giờ là một lựa chọn đầy may rủi và gây ảnh hưởng tới đôi bên. Thứ nhất về chính chủ thì cô nàng cũng sẽ bị mất thưởng Tết, thậm chí còn khó đòi lại được khoản tiền lương bị thiếu kia. Ngoài ra tìm một công việc mới cũng chẳng dễ dàng gì vì các doanh nghiệp đang ổn định nhân sự để chạy KPI cuối năm.

Xin nghỉ việc thời điểm trước Tết, cô nàng sale bị sếp dằn mặt, đòi lương ứng trước và màn miệt thị nhân viên khiến ai nấy sốc óc - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Về phía sếp, mất đi một nhân viên bán hàng ở thời điểm này cũng sẽ gây ra tổn thất ít nhiều cho công ty. Đó chính là lý do vì sao anh ta đã thuyết phục P.A ở lại trong lần đầu cô nàng xin nghỉ. Nhưng xét cho cùng, dù là có bất cứ chuyện gì xảy ra thì với cương vị người làm sếp cũng cần giữ bình tĩnh để không tự làm mất hình ảnh bản thân, đồng thời trả đủ lương cho người lao động vì những cống hiến của họ.

Nói chung, mấu chốt của mâu thuẫn nằm ở việc cả hai không cùng thỏa thuận quyền và nghĩa vụ dựa trên hợp đồng. Do đó, khi xảy ra tranh cãi rất khó để đối chiếu với văn bản pháp lý và từ đó làm cả đôi bên tổn hại ít nhiều.

Theo chị em, trong câu chuyện trên ai mới là người sai?

Xin nghỉ việc thời điểm trước Tết, cô nàng sale bị sếp dằn mặt, đòi lương ứng trước và màn miệt thị nhân viên khiến ai nấy sốc óc - Ảnh 5.

M.B

Tin mới