3 loại quả không hề ngọt nhưng khiến đường huyết tăng vọt, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế

Ánh Lê | 03-12-2023 - 22:26 PM

(Tổ Quốc) - Nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ những loại quả có vị ngọt thì mới chứa nhiều đường. Tuy nhiên, vẫn có những loại quả không ngọt nhưng khi ăn vào lại khiến đường huyết tăng đột biến.

Đường huyết là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cơ thể. Đường huyết quá cao có thể gây giảm thị lực, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tăng đường huyết… Ngược lại, đường huyết quá thấp sẽ gây chóng mặt, tức ngực, hồi hộp và yếu chân tay. Vì vậy, cố gắng giữ đường huyết ổn định chính là cách để chúng ta phòng tránh những rủi ro cho sức khỏe.

Tuy nhiên không ít người đang có những hành vi, thói quen gây nguy hiểm cho đường huyết mà chẳng hay. Ví dụ như thói quen ăn nhiều 3 loại quá dưới đây:

1. Chanh dây

3 loại quả không hề ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế - Ảnh 1.


Chanh leo hay còn gọi là chanh dây là loại trái cây nhiệt đới có vị chua thanh được nhiều người yêu thích dùng làm nước uống giải nhiệt thơm ngon vào mùa hè. Loại quả này vốn dĩ có vị chua nhiều hơn ngọt, nhưng hàm lượng đường cũng gần xấp xỉ 13% và chất xơ thì rất ít nên ăn vào có thể khiến đường huyết tăng rất nhanh.

Do đó, nếu đã có hiện tượng đường huyết cao, bạn nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp để bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    2. Táo gai

Táo gai còn được gọi là quả sơn trà, là loại trái cây có vị chua và thành phần dinh dưỡng dồi dào. Loại quả này được xem là 1 nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người với 2 lợi ích nổi bật là giúp ngăn ngừa ung thư và mạch máu não.

Tuy nhiên, với hàm lượng đường lên tới 22%, loại quả này không phải là thực phẩm phù hợp cho những ai đang bị tiểu đường.

    3. Thanh long

    3 loại quả không hề ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế - Ảnh 2.


Thanh long tiếp tục là loại quả mà người bị tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh ăn. Nguyên nhân là vì loại quả thơm ngon này dù không có vị ngọt rõ ràng nhưng cũng chứa rất nhiều đường. Theo đó, hàm lượng đường trong quả thanh long lên đến 14% trong 100g. Đây là con số tương đối cao, đủ để làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó, những người cần phải cắt giảm lượng đường trong máu hạn chế số lượng lê ăn mỗi ngày. Không nên ăn lê quá nhiều, càng không nên ăn thay cơm mà chỉ ăn với lượng vừa phải.

3 thói quen khi ăn khiến đường huyết tăng đột biến, phải bỏ ngay

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là chìa khóa giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Sau 40 tuổi, thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Duy trì một thực đơn hợp lý thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, sống lâu, ngược lại, nếu bạn sống buông thả thì bệnh tật sẽ nhanh chóng gõ cửa. Đặc biệt, người muốn khỏe mạnh phải tránh được 3 thói quen này khi ăn uống, nếu không cơ thể sẽ lâm nguy:

    1. Nghiện thức ăn dầu mỡ

Thực phẩm sau khi chiên xong, bề mặt bám nhiều dầu, mỡ sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, đồng thời khiến đường huyết bất ổn.

Các món chiên ngập dầu có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể hàm lượng các hợp chất glycated nâng cao (AGEs) trong thực phẩm. Những chất này là sản phẩm có nguồn gốc từ sự tương tác của đường và protein, hoặc đường và chất béo. Chúng có thể dẫn đến kháng insulin, tổn thương tế bào đảo nhỏ và có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

    2. Ăn uống vô tội vạ

Một số người mắc bệnh tiểu đường ngại kiểm soát khẩu phần ăn và ăn bất cứ thứ gì họ muốn.

3 loại quả không hề ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao, người khỏe mạnh cũng không nên hạn chế - Ảnh 1.

Cứ như vậy, một lượng đường lớn sẽ dồn vào máu, tuyến tụy tiết ra insulin nhiều hơn. Theo thời gian, tuyến tụy cuối cùng sẽ kiệt sức và dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Ngoài ra, việc tích trữ năng lượng dư thừa cũng sẽ dẫn đến béo phì. Cảm giác no và đói là tín hiệu từ cơ thể nhắc mọi người điều tiết lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Những người thừa cân hoặc béo phì sẽ bị rối loạn điều hòa cảm giác no và đói do kháng insulin và tăng insulin máu. Đó là lý do tại sao họ thường cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn.

    3. Mê đồ ngọt

Ăn thực phẩm nhiều đường sẽ làm tăng nhanh chóng lượng insulin và đường trong máu, gây tăng nội tiết tố androgen, sản xuất ra dầu và viêm. Thế nhưng một số người luôn vì ''niềm đam mê'' đồ ngọt mà luôn ăn thật nhiều để thỏa mãn cơn thèm của mình nên không bao giờ có thể đạt được mục tiêu sống khỏe mạnh.

Sau các cuộc điều tra nguyên nhân tử vong khác nhau ở 23 quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới phát hiện ra rằng những người ăn thực phẩm nhiều đường trong thời gian dài có tuổi thọ trung bình ngắn hơn khoảng 20 năm so với những người ăn đường bình thường. Theo khuyến cáo việc nghiện đường còn kinh khủng hơn hút thuốc lá. Tỷ lệ tử vong của dân số mỗi quốc gia tỷ lệ thuận với lượng đường tiêu thụ của quốc gia đó.

(Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM