4 bộ phận "vừa bẩn vừa độc" của con gà, tích tụ nhiều độc tố mà dinh dưỡng lại rất ít

Thùy Anh | 11-09-2023 - 21:30 PM

(Tổ Quốc) - Cứ nghĩ thịt gà ăn phần nào cũng được, nhưng thực tế thì không phải vậy!

Từ xưa đến nay, dẫu đã trải qua bao thay đổi nhưng thịt gà vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mâm cơm của người Việt. Dù là cỗ cưới, cỗ cúng… hay bất kỳ dịp quan trọng nào khác chúng ta cũng không thể nào bỏ quên món gà luộc.

Sở dĩ thịt gà được người Việt ưa chuộng vì vừa thơm ngon lại đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu đem so sánh với thịt heo, thịt bò thì thịt gà còn có lượng đạm lớn hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ lại thấp hơn.

Không những thế, trong Đông y, thịt gà là vị thuốc, còn có tên gọi khác là kê nhục. Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà mái cho 20,3g protid; 13,1g lipid; 12mg vitamin A; 6,16mg vitamin B2; 8,1mg vitamin PP; 4mg vitamin C; 12mg Ca; 200mg P; 1,5mg Fe và 200 calo…

Thịt gà tuy thơm ngon, bổ dưỡng nhưng 3 bộ phận dưới đây lại được khuyến cáo tốt nhất không nên ăn.

1. Da gà

Nhiều người cứ truyền tai nhau ăn nhiều da gà sẽ giúp làm đẹp da hơn vì trong da gà có chứa nhiều collagen. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng trong da gà không có collagen. Nếu có thì lượng collagen này cơ thể người cũng không thể hấp thụ được. Đặc biệt, trong da gà có rất nhiều chất béo lại dễ chứa ký sinh trùng nếu không được làm sạch kỹ.

4 bộ phận "vừa bẩn vừa độc" của con gà, tích tụ nhiều độc tố mà dinh dưỡng lại rất ít - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Da gà cũng là bộ phận mà cả Đông y lẫn Tây y đều khuyên không nên ăn, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao... vì da gà có chứa nhiều chất béo và có hàm lượng cholesterol cao.

2. Phao câu

Cả con gà chỉ có duy nhất một miếng phao câu, thịt lại dai chắc và có hương vị khác hẳn những vị trí khác nên được rất nhiều người thích. Thế nhưng, phao câu gà là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Tế bào này có khả năng ăn vi khuẩn, nhưng lại không thể tiêu diệt được chúng, vì thế theo thời gian sẽ là nơi trú ẩn của hàng loạt vi rút và vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

3. Phổi gà

Nhìn chung, nội tạng của gia súc và gia cầm đều không có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như nội tạng gà bao gồm gan, tim, ruột, thận, lá lách, phổi của con gà. Đây là những cơ quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa chất độc hại ra bên ngoài, do đó khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc và chứa nhiều vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Có rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn trú ngụ trong phổi gà, ngay cả khi nó đã được làm chín ở nhiệt độ cao. Khi bạn ăn vào thì cơ thể sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, bứt rứt hoặc một số người lại chẳng thấy có phản ứng gì ở bên ngoài. Do bộ phận này thuộc hệ hô hấp của gà nên là nơi chứa đựng rất nhiều chất độc và vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng. Vì vậy, tốt nhất thì bạn vẫn nên loại bỏ bộ phận này khi ăn để ngăn ngừa những rủi ro xấu cho sức khỏe.

4. Đầu gà

Trên đầu gà có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, độc tố và kim loại nặng. Nếu bạn ăn đầu gà trong thời gian dài thì các chất này sẽ đi vào cơ thể người và gây hại cho sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn cho trẻ nhỏ ăn đầu gà thì nguy cơ dậy thì sớm rất dễ xảy ra.

4 bộ phận "vừa bẩn vừa độc" của con gà, tích tụ nhiều độc tố mà dinh dưỡng lại rất ít - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Food & Wine

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thịt gà

Để đảm bảo sử dụng thịt gà đúng cách, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây "phản tác dụng", chúng ta cần lưu ý những điều sau:

- Những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu thì không nên ăn thịt gà vì các thành phần trong thịt gà có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

- Những người bệnh cam và trúng gió cũng cần phải kiêng thịt gà vì chúng có tính nóng, dễ “động phong phát hỏa”.

- Không nên kết hợp thịt gà với tỏi và hành sống vì gà tính ngọt, ấm, trong khi tỏi tính nhiệt, hành tính hàn, nếu kết hợp với nhau sẽ “xung khắc” và khiến khí huyết bị tổn thương.

- Khi ăn kinh giới thì không dùng thịt gà vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ, nếu kết hợp với gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.

- Thịt gà kiêng cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt.

- Thịt gà cũng kiêng thịt chó vì thịt chó cũng cam ôn đại nhiệt, nếu hai loại sử dụng chung thì cơ thể sẽ quá nhiệt, sinh ra đi kiết lỵ. 

- Không ăn chung thịt gà và rau cải thì rau cải tính hàn, thịt gà tính ấm, có thể xuất hiện sự “giao tranh” giữa nóng và lạnh gây ra bệnh lỵ. 

- Tuy rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Nếu như ăn chung rau răm và thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

Theo Sohu

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM