5 dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con bị tăng động giảm chú ý và những điều nên làm

An Chi | 16-09-2023 - 11:00 AM

(Tổ Quốc) - Phát hiện sớm bệnh lý này sẽ giúp bố mẹ có hướng đi đúng trên hành trình giáo dục con.

Một em bé bị tăng động giảm chú ý sẽ có những biểu hiện không giống với những bạn bè cùng trang lứa. Dù con có nỗ lực hòa nhập với bạn bè nhưng những suy nghĩ cùng hành động của con lại rất khác biệt.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder - ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Đặc tính nổi bật nhất của bệnh là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động,... Các rối loạn có thể gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.

Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại bận rộn, việc thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.

Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh sớm thông qua các dấu hiệu, kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.

5 dấu hiệu phát hiện con bị tăng động giảm chú ý

1. Nghịch ngợm và hiếu động thái quá

Dấu hiệu đầu tiên để bố mẹ dễ dàng nhận biết là nghịch ngợm và hiếu động thái quá. Trẻ con thường tò mò và thích khám phá, nhưng các bạn nhỏ tăng động thường có nguồn năng lượng vô tận, có thể hoạt động liên tục mà không biết mệt, luôn ngọ nguậy tay chân và không thể nào ngồi yên một chỗ.

2. Khả năng tập trung rất kém

Dấu hiệu thứ 2 là khả năng tập trung rất kém vì trẻ thường bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh. Trẻ có thể thích thú với rất nhiều thứ nhưng không được lâu và có xu hướng bỏ dở giữa chừng hoặc chuyển từ việc này sang việc khác.

3. Chậm phát triển về ngôn ngữ

Một nét nổi bật chính là dấu hiệu thứ 3 mà trẻ tăng động giảm chú ý hay gặp phải chính là chậm phát triển về ngôn ngữ. Con chỉ tự nói những từ con thích chứ không giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ hay ánh mắt.

4. Rối loạn giấc ngủ

Tiếp theo, dấu hiệu thứ 4 đó là bé bị rối loạn giấc ngủ, vì năng lượng trong bé còn quá nhiều nên bé không thể tập trung chìm vào giấc ngủ được.

5. Dễ nổi nóng và khó kìm chế được cảm xúc

Dấu hiệu thứ 5 là dễ nổi nóng và khó kìm chế được cảm xúc.

Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh như trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Biểu hiện của bé nếu ở mức rối loạn nhẹ, thì có thể chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần dùng các biện pháp tâm lý, do đó, sẽ tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe của trẻ.

5 dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con bị tăng động giảm chú ý và những điều nên làm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Một vài lưu ý dành cho ba mẹ nếu có con bị tăng động giảm chú ý

- Đừng bao giờ chê bai hay quát mắng nặng lời với con trước mặt người khác. Mỗi lần như vậy bé rất sợ, gào khóc, thu mình lại hoặc nép vào người bé tin tưởng, như thế bé có cảm giác được bênh vực.

- Khen và tán dương khi con làm tốt, lúc này bé thường sẽ thấy rất vui.

- Nên cho con tham gia các hoạt động như chạy xe, bơi lội để tiêu hao bớt năng lượng, giúp con tập trung hơn và ngủ ngon hơn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM