5 lỗi trong đơn xin việc làm khiến bạn trượt ngay từ đầu

| 21-12-2022 - 17:32 PM

Nhiều ứng viên chỉ trau chuốt CV mà quên mất, đơn xin việc làm là "cửa ngõ" dẫn nhà tuyển dụng đến với CV của bạn. Nếu đơn xin việc không đủ hấp dẫn thì CV cũng dễ bị nhà tuyển dụng "lãng quên".

Để có đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng khi tìm việc làm ở TPHCM hay bất cứ nơi nào khác, bạn cần tránh 5 lỗi sai cơ bản dưới đây.

5 lỗi trong đơn xin việc làm khiến bạn trượt ngay từ đầu - Ảnh 1.

Bộc lộ sự thiếu tự tin, rụt 

Nhiều ứng viên với tâm thế viết đơn xin việc làm là "xin" nhà tuyển dụng việc làm. Tuy nhiên, thực tế, đây là quá trình trao đổi sòng phẳng. Bạn đưa ra giải pháp, giá trị còn nhà tuyển dụng trả tiền cho giải pháp đó nếu hai bên đạt được thỏa thuận. Do đó, khi bạn dùng những câu như: "xin… tạo điều kiện cho em công việc này" hay "vui lòng cho em cơ hội"... chỉ khiến bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp hơn thôi.

Một điểm nữa là nhiều bạn coi đơn xin việc là nơi kể lể quá trình tìm việc trước đó. Bạn nói về khó khăn hiện tại, thậm chí còn tâm sự cả lý do nghỉ việc tại công ty cũ.

Chắc chắn nhà tuyển dụng không muốn nghe những điều tiêu cực, thiếu tự tin. Chưa kể, họ đánh giá bạn có năng lực yếu trước cả khi nhìn đến CV của bạn.

5 lỗi trong đơn xin việc làm khiến bạn trượt ngay từ đầu - Ảnh 2.

Bê y xì phần kinh nghiệm, kỹ năng từ CV vào đơn xin việc làm

Thực tế, ứng viên luôn có tâm lý "sợ thiếu" khi viết đơn xin việc làm. Họ sợ đơn xin việc quá ngắn không truyền tải được hết lịch sử làm việc. Chính vì vậy, họ luôn liệt kê tối đa công việc, kinh nghiệm, kỹ năng từ trong CV ra thư xin việc. Đây là sai lầm nghiêm trọng nhiều bạn gặp phải.

Nhà tuyển dụng không cần bạn nhắc quá nhiều điều đó. Điều cần tập trung nhấn mạnh là giải pháp cho vấn đề mà doanh nghiệp đang tìm kiếm bằng cách nhắc tới thành tích ấn tượng nhất của bạn.

Việc quá tập trung kể tên các kinh nghiệm, kỹ năng thậm chí không liên quan tới công việc chỉ khiến bạn sớm bị loại hơn thôi.

Sáo rỗng, không đúng thực tế

Nhiều bạn viết đơn xin việc như một bài "hô khẩu hiệu" với những lời sáo rỗng như: Em có đủ năng lực, tài năng để cống hiến cho doanh nghiệp. Em có đam mê, có tình yêu với công việc…

Đừng tốn thời gian làm việc này vì điều đó không giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn. Chưa kể, đó là từ ngữ nhà tuyển dụng đã "quá quen" nên không có sự hấp dẫn nữa. Hơn nữa, sự đề cao bản thân còn khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ sự không trung thực từ bạn. Bởi với kinh nghiệm tuyển dụng, họ không khó để đánh giá một ứng viên, dù chỉ thông qua đơn xin việc hay CV.

Thay vào đó, hãy đặt bản thân vào vị trí nhà tuyển dụng, tìm cách diễn đạt gần gũi, thân thiện. Sự chân tình là điểm giúp bạn tạo ra sự khác biệt trong thư xin việc chứ không phải những lời rập khuôn và không đúng thực tế.

Viết dài dòng và sai chính tả

Đây là lỗi phổ biến trong thư xin việc. Trong khi thư xin việc chỉ nên dài bằng ⅓ CV thì nhiều bạn tham lam tới mức viết thư xin việc như một "tờ sớ". Thậm chí, nhiều bạn bê nguyên xi nội dung trong CV với niềm tin: như thế mới đầy đủ.

Thực tế, đơn xin việc làm nhiệm vụ kết nối, giúp nhà tuyển dụng định hình chân dung ứng viên qua CV. Do đó, bạn cần tạo sự hấp dẫn và tò mò để họ đọc kỹ CV và quyết định lựa chọn ứng viên đi tiếp hoặc bị loại.

Vì vậy, để tránh mất thiện cảm, để không bị bỏ qua nội dung quan trọng, bạn không nên viết quá dài. Hơn nữa, bạn cần soát lại nhiều lần để không có lỗi sai về dấu câu, chính tả… Đây là lý do khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng.

Sử dụng cho nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau

Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng. Do đó, bạn không thể copy đơn xin việc của công ty này để áp dụng cho công ty khác. Chưa kể có những bạn bất cẩn tới mức, quên thay đổi tên nhà tuyển dụng, thay đổi thông tin doanh nghiệp khi ứng tuyển vị trí khác. Chính những lỗi sai này khiến bạn bị loại ngay ở vòng đầu.

Một ứng viên chuyên nghiệp, có trách nhiệm sẽ không bao giờ mắc lỗi như vậy. Do đó, tuyệt đối không nên sử dụng một mẫu thư, nội dung thư để gửi đồng loạt cho các vị trí ứng tuyển khác.

Dù không giỏi viết thì ít nhất, bạn cũng cần đảm bảo không sai thông tin cơ bản đồng thời cấu trúc nội dung hợp lý, phù hợp từng vị trí ứng tuyển.

Trên đây là một số những lỗi sai cơ bản trong đơn xin việc làm khiến hồ sơ ứng viên dễ bị cho "ra rìa" thậm chí đi vào quên lãng dù nhà tuyển dụng chưa đọc CV. Hi vọng chia sẻ này giúp bạn có cách viết đơn xin việc hấp dẫn, chuyên nghiệp và tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM