‏Loại nước là “vua” quét sạch mỡ máu, hạ huyết áp hiệu quả: Cực ít calo, ngăn ngừa ung thư, luôn sẵn ở chợ Việt

Kim Linh | 11-12-2023 - 22:00 PM

(Tổ Quốc) - ‏Loại nước này được ưa chuộng bởi tác dụng với huyết áp và mỡ máu, cũng như khả năng cải thiện hệ miễn dịch, ngừa bệnh trong mùa lạnh.

‏Hoa dâm bụt là một loại hoa phổ biến, không chỉ để làm cảnh mà còn mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Đặc biệt là trà hoa atiso đỏ (trà hoa dâm bụt, trà hibiscus) sử dụng đài hoa dâm bụt khô từ lâu đã được sử dụng như một loại đồ uống tốt cho tim mạch, cải thiện mỡ máu và bổ gan. ‏

‏Trà hoa atiso đỏ có vị chua tự nhiên, có thể uống trực tiếp hoặc pha thêm mật ong để tăng vị ngọt tự nhiên mà vẫn tốt cho sức khỏe. Theo USDA, trong 100g hoa dâm bụt chỉ có 37,3 calo nên loại đồ uống này cực kỳ ít calo, có thể sử dụng trong các chế độ ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân lành mạnh.‏

photo-1702288545907

‏Dưới đây là những công dụng đã được khoa học chứng minh của loại trà này:‏

‏Giảm huyết áp‏

‏Huyết áp cao dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, suy tim và thậm chí là bệnh thận. Trong các thử nghiệm lâm sàng, uống trà dâm bụt đã được chứng minh có khả năng giảm huyết áp nhưng không thể thay thế thuốc hạ huyết áp được kê đơn.‏

‏Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tờ Journal of Nutrition cho thấy việc tiêu thụ trà hoa atiso đỏ làm giảm huyết áp ở những người có nguy cơ cao huyết áp và những người bị cao huyết áp nhẹ. Hợp chất trong trà này có khả năng làm giảm áp lực trong hệ tuần hoàn.‏

‏Bên cạnh đó, trà hoa atiso đỏchứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và polyphenol, có khả năng bảo vệ mạch máu khỏi tác động của gốc tự do, giúp giảm stress oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. ‏

photo-1702288546992

‏Hạ mỡ máu‏

‏Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng trà hibiscus có thể cải thiện mỡ máu - một yếu tố khác dẫn đến bệnh tim. Một nghiên cứu nhỏ năm 2009 ở người mắc bệnh tiểu đường cho thấy chỉ sau 1 tháng uống trà hoa atiso đỏ, nhóm người này giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL "xấu", tăng cholesterol HDL "tốt". ‏

‏Một đánh giá năm 2022 cho thấy trà hoa atiso đỏ có thể làm giảm mức cholesterol LDL hiệu quả hơn các loại trà khác. Trong khi đó một nghiên cứu được công bố năm 2011 đã chỉ ra việc dùng trà hoa atiso đỏ 2 lần/ngày trong liên tục 15 ngày giúp tăng cholesterol "tốt". Loại trà này còn có thể hỗ trợ giảm triglyceride trong máu, một nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…‏

‏Tăng cường sức khỏe gan‏

‏Nghiên cứu nhỏ năm 2014 ở những người thừa cân cho thấy chiết xuất hoa atiso đỏ có lợi cho sức khỏe gan, làm giảm tổn thương gan và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Tác dụng này là nhờ nguồn chất chống oxy hóa dồi dào bảo vệ gan khỏi độc tố và các hợp chất có khả năng chống viêm trong loại trà này, giảm viêm nhiễm cho gan.

BucksHibiscus_1000x.webp

Có thể ngăn ngừa ung thư‏

‏Trà hoa atiso đỏ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao, được chứng minh có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Các chất chống oxy hoá trong loại trà này có thể làm giảm nguy cơ phát triển nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do các gốc tự do gây ra như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.‏

‏Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra kết quả ấn tượng khi chiết xuất hoa atiso đỏ có khả năng làm giảm sự phát triển và lây lan của một số loại tế bào ung thư như ung thư dạ dày, ung thư miệng, ung thư vú,...‏

‏Tăng cường khả năng miễn dịch‏

‏Trà hoa atiso đỏ rất giàu vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa atiso đỏ có khả năng chống lại một số vi khuẩn và vi rút, giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng.‏

‏Lưu ý khi sử dụng hoa dâm bụt‏

‏Người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao và tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà hoa atiso đỏ vì loại trà này có khả năng tương tác với thuốc. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người dị ứng hoa không nên uống loại trà này. Người khoẻ mạnh nên uống với lượng vừa đủ (1-2 cốc/ngày) để tránh tổn thương gan và dẫn đến tác dụng phụ.

Theo Healthline, Eatingwell

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM