Bỏ 30 triệu, bộ kỷ yếu của học sinh cuối cấp bị ném đá dữ dội vì sai nhiều chi tiết lịch sử cơ bản

Vũ Trịnh | 09-07-2020 - 09:58 AM

(Tổ Quốc) - Dù được đầu tư với chi phí khủng nhưng bộ kỷ yếu đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Thời gian này, học sinh cuối cấp đang tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc cuối cùng của thời học sinh bằng những bức ảnh kỷ yếu. Không còn đóng khung với những concept quen thuộc thường thấy, ngày nay học sinh có muôn vàn kiểu sáng tạo nên loạt các đề tài độc đáo cho album kỷ yếu của lớp mình khiến nhiều người phải há hốc mồm. Tuy nhiên không phải sự sáng tạo nào cũng được ủng hộ vì đi xa khỏi những khuôn khổ được cho phép.

Bộ ảnh album mang trên "Chuyện xứ người" của tập thể lớp 12A4, trường THPT Hoàng Việt, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng. Lấy ý tưởng từ bối cảnh xã hội Việt Nam 1930-1945, những học sinh đã cố gắng khắc họa lại quá khứ thông qua trang phục, thần thái, bối cảnh sao cho mang lại cảm giác thật nhất. Bộ ảnh ngót nghét khiến các thành viên trong lớp phải tốn tới 30 triệu.

Tuy cảm nhận ban đầu, ai cũng sẽ thấy sự xịn sò và kỳ công mà bộ kỷ yếu này mang lại, nhưng cộng đồng mạng nhanh chóng nhận ra những lỗi sai trầm trọng về các chi tiết được sử dụng trong bộ ảnh.

Đầu tiên, lỗi sai thuộc về cách mặc trang phục Nhật bình thời xưa. Theo đó, các bạn học sinh lớp này đã phối áo nhật bình với áo dài, điều này vốn được xem là sai về kiến thức. Theo quy chuẩn, áo nhật bình tùy theo thứ bậc trong hoàng cung mà sẽ có màu sắc khác nhau, nhưng thường được phối với bộ Xiêm y màu tuyết bạch hoặc quần ống trắng. Về mũ mão, tuy không cố định qua các thời kỳ vua khi đầu thời Nguyễn thì sử dụng Kim ước phát, thời Thiệu Trị (1946) thì đổi thành Kim phượng, về sau lại càng tối giản với đầu vấn khăn vành.

Bỏ 30 triệu, bộ kỷ yếu của học sinh cuối cấp bị ném đá dữ dội vì sai nhiều chi tiết lịch sử cơ bản - Ảnh 2.
Bỏ 30 triệu, bộ kỷ yếu của học sinh cuối cấp bị ném đá dữ dội vì sai nhiều chi tiết lịch sử cơ bản - Ảnh 3.

Kiểu mặc áo Nhật bình của Nam phương Hoàng Hậu

Ngoài ra, một chi tiết khiến nhiều người hoang mang từ bộ kỷ yếu là trang phục sườn xám của Trung Quốc lại đứng chung một album vốn được hiểu là đang phục dựng lại một bối cảnh lịch sử Việt Nam. Sườn xám không thuộc về văn hóa Việt nên nếu đặt để vào album này vốn là không phù hợp và chuyện xảy ra tranh cãi là điều dễ hiểu.

Bỏ 30 triệu, bộ kỷ yếu của học sinh cuối cấp bị ném đá dữ dội vì sai nhiều chi tiết lịch sử cơ bản - Ảnh 4.

Thêm nữa, chi tiết áo dài cách tân lại nằm chung khung hình với áo Nhật bình lại hoàn toàn không đúng với kiến thức lịch sử. Bởi lẽ áo dài cách tân vốn được những nhà thiết kế trong thời đại này sáng tạo ra để đơn giản hóa quốc phục và không hề xuất hiện trong giai đoạn lịch sử từ năm 1945 trở về trước.

Bỏ 30 triệu, bộ kỷ yếu của học sinh cuối cấp bị ném đá dữ dội vì sai nhiều chi tiết lịch sử cơ bản - Ảnh 5.

Ngoài ra, bộ kỷ yếu cũng chưa thực sự được làm tới nơi tới chốn với những chi tiết liên quan tới trang sức, giày dép khiến nhiều người hoang mang chưa hình dung ra được lớp học này đang phục dựng lại thời kỳ nào trong lịch sử. Bạn Tuệ Nhi, thành viên của lớp cho biết sau rất nhiều ý kiến về concept khiến nhiều cuộc tranh luận nổ ra thì cuối cùng lớp nảy ra ý tưởng tại sao phải kiếm đâu xa trong khi lịch sử Việt Nam vẫn luôn độc đáo và đáng tự hào.

Về các chi tiết được cho là không phản ánh đúng về lịch sử, nữ sinh này chia sẻ: "Tất cả những phục trang, phụ kiện đều do lớp tự chuẩn bị để vừa đúng lịch sử mà cũng tiết kiệm nhất. Ban đầu tụi mình có nhờ các thầy cô dạy Sử tư vấn nhưng đến phút chót lại đổi ý nên đã tự tìm hiểu theo ý mình. Vậy nên không tránh khỏi một số chi tiết nhỏ không đúng với thực tế".

Không ai giới hạn được sự sáng tạo nhưng tất cả đều phải theo quy chuẩn và tôn trọng những giá trị lịch sử. Mong rằng lớp học này sẽ rút kinh nghiệm và tìm hiểu thật cặn kẽ trước khi bắt tay vào thực hiện những bộ ảnh có yếu tố thời gian như trên để những giây phút bên nhau cuối năm luôn là những kỷ niệm đẹp.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM