Cách nói thật về điểm yếu khi phỏng vấn nhưng vẫn được đánh giá cao

Câu hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn thường được nhà tuyển dụng dùng để đánh giá về khả năng nhận thức của ứng viên. Thông qua cách nhận xét của họ về bản thân, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc xem đây có phải là một ứng viên trung thực, biết nhìn nhận và phù hợp với công việc hay không. Vậy làm sao để nói thật về điểm

Vậy làm sao để nói thật về điểm yếu nhưng vẫn được đánh giá cao?

Đề cập đến điểm yếu có thể cải thiện sau quá trình nỗ lực

Đây là một trong những cách để nói về điểm yếu khi phỏng vấn nhưng không làm mất thiện cảm của nhà tuyển dụng.

Bạn có thể đề cập đến một khuyết điểm nào đó có thể khắc phục được sau quá trình hoàn thiện và trình bày về cách bạn đang cải thiện nó hoặc nếu chưa có thì hãy nói về chiến lược khắc phục nó trong tương lai gần.

Chẳng hạn như kỹ năng thuyết trình của bạn chưa tốt, dù có thể giao tiếp thoải mái với các cá nhân hoặc nhóm nhỏ, nhưng khi đứng trước một nhóm lớn hoặc thuyết trình trong cuộc họp lớn thì bạn thường cảm thấy lo lắng. Sau đó, bạn tiếp tục nhắc đến cách để giúp bạn vượt qua vấn đề này như: cố gắng luyện tập nói trước đám đông, tìm kiếm cơ hội thuyết trình cả trong công việc và ngoài đời sống,... Từ đó, các nhà tuyển dụng ở Đồng Tháp, Long An… sẽ thấy được sự quyết tâm cũng như nỗ lực của bạn trong việc cống hiến và nâng cao giá trị bản thân.

Biến điểm yếu thành điểm mạnh

Đây là cách sử dụng khá phổ biến khi nói về điểm yếu khi phỏng vấn của rất nhiều ứng viên để tạo hiệu ứng cho câu chuyện. Chính vì thế, nếu bạn lựa chọn cách này thì phải thể hiện đủ sự tinh tế về khéo léo trong ứng xử để hạn chế những tình huống khó xử gây mất điểm. Những nhược điểm thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này là tính cầu toàn, đôi lúc thiếu cân bằng trong công việc và cuộc sống, hay không biết cách từ chối phù hợp,...

Ví dụ như bạn nói về điểm yếu của bản thân là quá cầu toàn, tức bạn đang thể hiện rằng mình là một người làm việc kỹ tính và quan tâm các tiểu tiết. Khi bạn nói bạn không biết từ chối, cách này thể hiện cho nhà tuyển dụng hiểu bạn có tinh thần tương trợ đồng nghiệp rất cao. Tuy nhiên, hãy áp dụng khi cảm thấy phù hợp và bạn cũng nên chủ động tự điều tiết cách thể hiện, đừng sử dụng nếu như thấy không phù hợp và gượng ép khi nói. Điều này dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang cố gắng "diễn" và không thực sự đánh giá cao.

Cách nói thật về điểm yếu khi phỏng vấn nhưng vẫn được đánh giá cao - Ảnh 1.

Nói về một điểm yếu không liên quan trực tiếp đến công việc

Khi được hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn không nhất thiết là bạn phải nói về điểm yếu lớn nhất của bạn và liên quan nhất đến công việc ứng tuyển. Hãy chuyển hướng suy nghĩ sang một điểm yếu không quá quan trọng ở công việc này là phương án an toàn nhất.

Chẳng hạn, nếu như bạn thường xuyên làm việc với máy tính và tiếp xúc với các thiết bị nhiều hơn con người thì bạn có thể đề cập nhược điểm bản thân là ngại giao tiếp nơi đông người. Trên thực tế, tuy đây là một điểm yếu đáng quan tâm nhưng lại không gây ảnh hưởng đến đặc thù công việc của bạn. Cách phản ứng này được xem là tinh tế hơn, khiến người nghe dễ chấp nhận.

Nhắc đến nhược điểm về tính cách

Tính cách của mỗi người là khác nhau, rất khó để thay đổi và cũng không thể đòi hỏi nhân viên luôn hoàn hảo. Nhà tuyển dụng rất hiểu điều này, nên bạn có thể nói về một nhược điểm liên quan đến cá tính cá nhân sẽ dễ được thông cảm ơn. Chẳng hạn như bạn nói rằng bạn là một người hướng nội, khó chia sẻ quan điểm của mình nên đôi khi trong công việc, bạn sẽ thường ít nói và tập trung hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang dần cố gắng hòa nhập hơn với mọi người bằng cách tham gia các hội nhóm hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ ở công ty,... chứ đừng nên chỉ nêu mỗi nhược điểm và dừng lại ở đó.

Cách nói thật về điểm yếu khi phỏng vấn nhưng vẫn được đánh giá cao - Ảnh 2.

Tránh nói rằng mình không có điểm yếu

Khi được hỏi về nhược điểm, một số người nghĩ rằng cách trả lời này sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng trên thực tế là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì không có ai hoàn hảo và bạn cũng không thể không có bất cứ vấn đề nào, nếu bạn trả lời như thế này thì đối phương sẽ cảm thấy bạn ba hoa, không trung thực và tự cao tự đại. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn khó thành công trong cuộc phỏng vấn, lại còn làm mất thiện cảm với người nghe.

Thêm một lưu ý khác, để thành công nói về điểm yếu khi phỏng vấn, bạn cần tránh đề cập đến những điểm yếu nhạy cảm mà bất kỳ ngành nghề nào cũng kiêng kị, chẳng hạn như làm việc không tập trung, không cẩn thận, hay quên,... bởi không có công ty nào chấp nhận những nhược điểm này.

Tin mới