Chọn tiếp sức cho người yếu thế, ông chủ công xưởng đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” từ WeDo

Quang Vũ | 05-02-2024 - 20:17 PM

(Tổ Quốc) - Sau nhiều năm “tiếp lửa” cho những người yếu thế, giờ là lúc Nguyễn Văn Phúc và Bệnh viện đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” để tiếp tục theo đuổi ước mơ làm đẹp cho đời.

Bệnh viện đồ da được ông chủ Nguyễn Văn Phúc thành lập vào năm 2018, là một trong những địa chỉ chăm sóc đồ da chất lượng, uy tín ở Hà Nội. Nhưng không chỉ chuyên phục chế những bộ sofa, đây còn là nơi “phục chế” cuộc đời cho những người kém may mắn.

Chọn tiếp sức cho người yếu thế, ông chủ công xưởng đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” từ WeDo - Ảnh 1.

Khi “anh em đường phố” được sống một cuộc đời mới

Năm 2015, bố bị bệnh nặng, không đủ tiền chạy chữa, Nguyễn Viết Chiến (sinh năm 1996) phải nghỉ học THPT để chị gái được tiếp tục đến Giảng đường. Buộc phải trở thành trụ cột gia đình, chàng trai trẻ rời vùng quê nghèo Thanh Hóa lên Thủ đô để kiếm tiền mưu sinh. Lang thang quanh khu Mỹ Đình với nghề đánh giày, Chiến có cơ duyên gặp anh Phúc - cũng là một người anh trong nghề. 

Chọn tiếp sức cho người yếu thế, ông chủ công xưởng đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” từ WeDo - Ảnh 2.

Khi được anh Phúc chia sẻ về ước mơ mở một xưởng đồ da và ngỏ lời mời làm cùng, Chiến gật đầu đồng ý và trở thành nhân sự đầu tiên của xưởng.

Giống như Chiến, Nguyễn Văn Băng (sinh năm 1991) cũng phải bươn chải đủ thứ nghề để kiếm sống. Vướng vào “bẫy đa cấp”, mất định hướng vào tương lai, Băng chưa từng nghĩ sẽ có ngày bản thân lại có một công việc thu nhập ổn định. Cuộc đời Băng trước kia là những tháng ngày nay đây mai đó, ai thuê gì làm nấy: 17 tuổi rời quê lên Hà Nội mưu sinh bằng nghề phụ hồ, 18 tuổi nhập ngũ, sau thời gian thực hiện nghĩa vụ lại tiếp tục lao ra đường kiếm sống. Với một người không có nghề như Băng, kiếm việc làm để lập nghiệp, có tiền nuôi sống bản thân chẳng hề dễ dàng.

Chọn tiếp sức cho người yếu thế, ông chủ công xưởng đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” từ WeDo - Ảnh 3.

Thế nhưng giờ đây, người đàn ông hơn 30 tuổi khá hài lòng với hiện tại. Cả Băng và em của anh đều làm việc tại xưởng đồ da. “Thu nhập ổn định, chúng tôi có thể tự trang trải cuộc sống, cũng như lo được một phần cho gia đình ở quê”, Băng chia sẻ.

Trong khi đó, K - người đồng bào Khơ Mú (Nghệ An), là một nạn nhân của nạn buôn bán người. Trở về quê hương sau 6 năm bị bán sang Trung Quốc, khi làm việc tại một xưởng may ở Hà Nội, người phụ nữ khốn khổ lại bị người chủ ăn chặn tiền lương. Những lừa gạt, bạc bẽo của thói đời khiến K mất niềm tin vào cuộc sống. 

Bước ngoặt xảy ra khi K được giới thiệu tới xưởng đồ da của anh Phúc. Người phụ nữ 30 tuổi dường như đã tìm thấy tia sáng cho cuộc đời nhiều tăm tối. Sau 6 tháng làm thợ may tại xưởng, K được anh Phúc đưa tới một xưởng may khác có thu nhập cao hơn.

Chọn tiếp sức cho người yếu thế, ông chủ công xưởng đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” từ WeDo - Ảnh 4.

Chiến, Băng và K là ba trong số những “anh em đường phố” đổi đời nhờ Bệnh viện đồ da. Từ những người gần như không có kỹ năng gì, họ được đào tạo, hướng dẫn để có việc làm. Dù đến từ những mảnh đất khác nhau, có hoàn cảnh riêng khác nhau, nhưng họ cùng có chung xuất phát điểm mới để mở ra tương lai tươi sáng hơn tại Bệnh viện đồ da. 

Tiếp lửa bản lĩnh cho tấm gương bỏ “nghề” chọn “nghiệp”

Nếu như Chiến, Băng, K hay các nhân sự khác coi Bệnh viện đồ da là “phao cứu sinh” thì ông chủ Nguyễn Văn Phúc lại là một trường hợp khá đặc biệt. Bởi sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, anh Phúc từng là phát thanh viên ở VTV6 với cánh cửa việc làm rộng mở ở đài truyền hình. Song Phúc quyết định từ bỏ nghề bao người mơ ước để bắt đầu lại với “nghiệp” đánh giày, cái nghiệp đã nuôi sống anh từ khi còn là một cậu bé đến những năm tháng sinh viên. 

Nhưng Nguyễn Văn Phúc gây dựng Bệnh viện đồ da không đơn thuần để tạo ra thu nhập cho bản thân anh và những người yếu thế. Hơn hết, với người đàn ông cũng từng lăn lộn đường phố, Bệnh viện đồ da còn là nơi tiếp thêm nghị lực, sức mạnh để nhiều người vững tin viết lại cuộc đời.

Ngoài anh Nguyễn Văn Phúc và Bệnh viện đồ da, xã hội vẫn có rất nhiều nhân vật bỏ “nghề” để chọn “nghiệp”, để cống hiến và tạo nên những điều tốt đẹp. Bằng sự tử tế và can đảm, dù chỉ là những người bình thường không ai biết đến, họ đã “tiếp lửa” bản lĩnh cho nhiều người khác theo cách riêng của mình. Vượt lên mọi thách thức, họ đã sống một đời rực rỡ và trọn vẹn, đồng thời truyền cảm hứng cho cộng đồng.

Mong muốn những bản lĩnh Việt ẩn mình có cơ hội được tỏa sáng để viết nên hành trình rực rỡ của chính mình, Tiger Beer - một thương hiệu cũng không ngừng tiếp lửa bản lĩnh cho những tấm gương can trường, đã quyết định đồng hành cùng Bệnh viện đồ da.

Chọn tiếp sức cho người yếu thế, ông chủ công xưởng đồ da được “tiếp lửa bản lĩnh” từ WeDo - Ảnh 5.

Đây là một hoạt động thuộc dự án WeDo "Tiếp lửa bản lĩnh" mà Tiger Beer bắt tay với WeChoice Awards 2023. Kết hợp cùng các đề cử Nhân vật truyền cảm hứng đầy bản lĩnh của WeChoice, WeDo "Tiếp lửa bản lĩnh" sẽ cùng đồng hành và mở rộng các hoạt động cho cộng đồng, để chung tay góp sức lan tỏa những giá trị nhân văn "vì một Việt Nam can trường".

Với sự tiếp sức của Tiger Beer, công xưởng đầy diệu kỳ sẽ có cơ hội hiện thực hóa quyết tâm: mở rộng quy mô và có thêm nhiều cơ sở trên toàn quốc, giúp đỡ nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn và trao cho họ cơ hội “tái sinh”.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM